Những người làm 6 việc này vào ban đêm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, không làm việc nào thì bạn sẽ có sức khỏe rất tốt
Dưới đây là 6 thói quen xấu mà người có đường huyết cao thường làm vào buổi tối. Nếu duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hình thành bệnh tiểu đường.
- 07-08-2021Năng lực tự phục hồi của cơ thể rất mạnh: Làm đủ 6 điều này, 70% bệnh tật đều có thể tự khỏi
- 07-08-20215 quãng đời cần chú ý đến những thói quen để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ: 30 để ý dạ dày, 40 "ngó xem" sụn khớp đến tuổi 50 nhớ "dò" khối u
- 05-08-2021Ăn thịt nướng có gây ung thư không? Bác sĩ BV Việt Đức chỉ ra một điều quan trọng để ăn ngon mà giảm tác hại đến sức khỏe
- 03-08-2021Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được nguồn gốc của ung thư: Kỷ nguyên chẩn đoán và điều trị mới sẽ bắt đầu từ đây?
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, đe dọa tính mạng nhiều người và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có khoảng hơn 3,5 triệu người Việt là bệnh nhân tiểu đường. Số lượng người mắc tiểu đường đang tăng nhanh và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
“Tại sao tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng?”, đó là thắc mắc chung của nhiều người. Theo chuyên gia, nguyên nhân hình thành bệnh chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài của bệnh nhân.
Chẳng hạn như trường hợp của cô Zhang (35 tuổi) - người Trung Quốc, chính là ví dụ điển hình. Cách đây 5 năm, sau khi ly hôn chồng, do căng thẳng và áp lực nên cô đã lựa chọn việc ăn uống như là một hình thành giải tỏa stress.
Sau đó, do không thể kiềm chế cơn thèm ăn nên cô Zhang đã tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dẫn đến mắc bệnh béo phì . Béo phì đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mỡ máu cao, huyết áp cao và đường huyết cao. Cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vào đầu năm 2021.
Như vậy, cô Zhang là minh chứng cho việc bệnh tiểu đường không phải tự nhiên mà có. Chính những thói quen ăn uống và sinh hoạt phản khoa học đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hình thành nên bệnh tiểu đường.
Dưới đây là 6 thói quen xấu mà người có đường huyết cao thường làm vào buổi tối. Nếu duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hình thành bệnh tiểu đường.
6 việc thường làm vào buổi tối dễ dẫn đến đường huyết cao
1. Ăn đồ chiên rán
Hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích dùng đồ chiên rán do hương vị thơm ngon và mùi hương đặc trưng. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thừa nhận thích ăn đồ chiên rán vào ban đêm.
Loại thực phẩm này chứa nhiều calo, nếu ăn lâu ngày sẽ làm tăng lượng đường trong máu , gây bệnh béo phì và hình thành bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tiêu thụ đồ chiên rán còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa và ung thư.
2. Ăn tối quá no
Chúng ta đã từng nghe câu nói “Ăn sáng như ông hoàng, ăn trưa như người giàu và ăn tối như hành khất”. Thực tế, nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, mọi người nên chú trọng ăn nhiều vào bữa sáng, giảm dần lượng thực phẩm tiêu thụ về chiều tối. Bởi buổi sáng là thời điểm cơ thể cần nhiều năng lượng để hoạt động. Ngược lại sau bữa tối, cơ thể cần nghỉ ngơi, có xu hướng ngồi một chỗ quá lâu nên dễ gây tích lũy mỡ thừa.
Do đó, nếu cơ thể ăn quá no vào ban đêm, không chỉ gây bệnh béo phì - là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn tạo áp lực lên dạ dày và ruột, gây bệnh ung thư.
3. Thích ăn vặt
Các loại đồ ăn vặt như snack, socola, đậu phộng… đem lại cảm giác ngon miệng nhưng không có lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm này chứa nhiều calo, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ hình thành bệnh tiểu đường.
Vậy nên, hạn chế dùng đồ ăn vặt cũng là cách bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể thay thế chúng bằng các loại đồ ăn, nước uống lành mạnh khác như sữa chua, nước ép trái cây nguyên chất, ngũ cốc, trái cây tươi…
4. Không vận động sau bữa tối
Vào buổi tối, sau khi dùng bữa, nhiều người không thích vận động và thường dành nhiều thời gian để chơi điện thoại hoặc xem tivi. Thế nhưng, việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, từ đó gây bệnh tiểu đường và ung thư. Thay vào đó, hãy tranh thủ tập các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc tốt hơn, từ đó hạn chế các bệnh nguy hiểm.
5. Thức khuya
Do đặc thù về công việc mà nhiều bạn trẻ thường xuyên phải thức khuya, từ đó để lại nhiều mối nguy cho sức khỏe về lâu dài. Cụ thể: Thói quen thức khuya dễ hình thành rối loạn cân bằng nội tiết, từ đó gây bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế thức khuya hay ngủ không đủ giấc, giúp tình trạng bệnh không trầm trọng hơn.
Ngoài ra, khi thức khuya, cơ thể còn dễ bị thiếu năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và làm suy giảm sức đề kháng.
6. Ăn thêm nhiều bữa phụ
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường ăn nhiều bữa một ngày, họ có thể ăn đến 4 - 5 bữa và thích ăn đêm,
Người dễ mắc bệnh tiểu đường có xu hướng ăn nhiều hơn 3 bữa/ngày. Mỗi ngày, họ có thể ăn đến 4 - 5 bữa và thích ăn đêm, kể cả khi đã gần thời gian đi ngủ. Điều này làm gia tăng lượng đường trong máu - nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tốt hơn cả, bạn nên tập thói quen ăn đúng bữa, đủ bữa, tránh ăn quá nhiều. Đồng thời, trong mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tiểu đường .
Trí thức trẻ