Các cá mập nắm trong tay 5.000 tỷ USD đang đặt niềm tin vào Fed: Liệu có thắng?
Các nhà quản lý quỹ đang đặt cược vào kịch bản “hạ cánh mềm”, tức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái.
- 06-12-2022Jim Cramer: FED không thể ngừng tăng lãi suất vì 4 lý do này
- 06-12-2022Giai đoạn chuyển hướng chính sách tiền tệ mới của Fed chuẩn bị bắt đầu?
- 04-12-2022Đây là lý do có thể khiến Fed tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất lên mức kỷ lục thay vì giảm tốc như đã 'hứa'
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tăng cường đặt cược rằng nền kinh tế có thể tránh được suy thoái bất chấp rất nhiều dấu hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, đó là 1 cú đặt cược rất nguy hiểm, vì nhiều lý do.
Goldman Sachs vừa thực hiện 1 nghiên cứu dựa trên vị thế của các quỹ tương hỗ và quỹ đầu cơ có tổng tài sản đạt gần 5.000 tỷ USD. Theo đó, các nhà quản lý tiền tệ đang ưa thích cổ phiếu của các công ty nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô, ví dụ như 2 ngành công nghiệp và hàng hóa. Ngược lại, cổ phiếu của những ngành sẽ hoạt động không tốt khi kinh tế suy thoái như hàng tiêu dùng thiết yếu lại không được ưa chuộng.
Điều này có nghĩa là họ đang đặt cược vào kịch bản “hạ cánh mềm”, tức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái. Đặc biệt, lượng đặt cược đã tăng mạnh trong 2 phiên gần nhất, sau khi Mỹ công bố những báo cáo khả quan về thị trường việc làm và lĩnh vực dịch vụ. Các số liệu lạc quan làm dấy lên hi vọng Fed sẽ phải tiếp tục duy trì thắt chặt tiền tệ, làm tăng nguy cơ phạm phải sai lầm về chính sách.
Suốt năm 2022, nhóm này đã tăng nắm giữ tiền mặt và tăng đặt cược vào thị trường giá xuống trong bối cảnh Fed tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ để chiến đấu với lạm phát. Ngoài ra, chu kỳ kinh tế là điều mà nhà đầu tư luôn để tâm đến. Và gần đây thị trường vẫn bị bao trùm bởi nỗi lo kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Trong 1 khảo sát được thực hiện bởi Bank of America tháng trước, 77% nhà quản lý quỹ tham gia khảo sát dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong 12 tháng tới – tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2020, khi thế giới chìm trong đại dịch.
Vậy thì điều gì khiến dòng “tiền khôn” đảo chiều?
Theo Bloomberg, có lẽ các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang hi vọng rằng “hạ cánh mềm” là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của Fed. Trong kịch bản này, các tin tức xấu về kinh tế vĩ mô lại là tin tốt cho thị trường chứng khoán vì chúng cho thấy chiến dịch chống lạm phát của Fed đang có hiệu quả và do đó các nhà hoạch định chính sách có thể rút lui khỏi con đường tăng mạnh lãi suất.
Được gọi là “xoay trục theo Fed”, quan điểm này được nhiều người hưởng ứng và cho là nguyên nhân khiến chỉ số S&P 500 tăng hơn 10% so với đáy lập hồi tháng 10 bất chấp các dữ liệu xấu. Nhiều lĩnh vực như nhà ở và sản xuất đều phát đi những tín hiệu không mấy khả quan, đồng thời gần đây nhiều doanh nghiệp đã hạ ước tính về lợi nhuận.
Đến phiên hôm qua, bức tranh lại đảo chiều. Ngành dịch vụ bất ngờ tăng trưởng tốt lại khiến cổ phiếu bị bán tháo mạnh bởi làm dấy lên nỗi lo ngại Fed sẽ gắn chặt với chính sách diều hâu. Chốt phiên, chỉ số S&P 500 giảm 1,8%.
Andrew Tyler, chuyên gia của JPMorgan Chase, nhận định: “Tin xấu sẽ thực sự là tin xấu nếu như tăng trưởng sụt giảm quá nhanh và quá sâu. Trong kịch bản đó, thị trường sẽ rơi xuống đáy. Còn giờ thì tin xấu sẽ là tin tốt và ngược lại”.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường