Những người siêu giàu trên thế giới - Họ ở đâu?
Mỹ là quốc gia tập trung số lượng người siêu giàu nhiều nhất thế giới. Tại đất nước này, những số liệu thống kê về người siêu giàu khi đem so với với các quốc gia, nền kinh tế khác cũng có nhiều điểm thú vị.
- 09-09-2018Việt Nam lọt top 3 về tăng trưởng số người siêu giàu: Không nên vui mừng quá sớm
- 07-03-2017Trở thành người siêu giàu tại Việt Nam nhờ đất nhưng không phải là kinh doanh bất động sản
- 01-03-2017Việt Nam có 200 người siêu giàu, tài sản hơn 30 triệu USD
- 09-10-201610 năm tới, số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi
Cuộc khảo sát của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cho kết quả, sau khi đã điều chỉnh các biến động tỷ giá hối đoái, tổng tài sản toàn cầu đã tăng 7% lên gần 202 nghìn tỷ USD. Những người siêu giàu - được xác định là triệu phú USD - sở hữu gần một nửa toàn bộ tài sản của thế giới.
Trong khi người siêu giàu Bắc Mỹ nắm giữ phần lớn tài sản ở mức gần 43%, thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là ở châu Á, châu Mỹ Latin và Trung Đông. Hầu hết người siêu giàu sống ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Số lượng người siêu giàu ở Mỹ là 79.595 trong năm 2017, Wealth-X báo cáo. Con số này lớn hơn tổng số người siêu giàu của 5 quốc gia có lượng người siêu giàu lớn nhất tiếp theo - Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Canada và Pháp cộng lại - và Hoa Kỳ hiện chiếm 31% dân số siêu giàu trên thế giới. Hơn 35 triệu người Mỹ hiện đang sở hữu khối lượng tài sản trong khoảng từ 250.000 đô la Mỹ đến 1 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số siêu giàu của Mỹ lại đang ở mức thấp hơn cả 5 quốc gia nói trên. Trong khi con số này là 8,9% ở Mỹ thì ở các quốc gia Nhật, Trung, Đức, Canada đều trên 10%, đặc biệt ở Pháp lên đến 17,3%. HongKong là nền kinh tế có tốc độ gia tăng người siêu giàu lớn nhất – 31% - một con số đáng kinh ngạc.
Công ty nghiên cứu Wealth-X định nghĩa người siêu giàu (UHNW) là các cá nhân có khối lượng tài sản từ 30 triệu đô la trở lên. Và theo báo cáo mới nhất, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người siêu giàu hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Theo Vincent White, Giám đốc điều hành tại Viện Wealth-X, đây là một thời điểm cực kỳ thuận lợi để tạo ra sự giàu có. "Đã có hiệu ứng 'Goldilocks', làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, cung cấp một môi trường tốt để huy động vốn và khuyến khích chủ nghĩa kinh doanh - chìa khóa để tạo ra sự giàu có".
Nguyên nhân khiến người siêu giàu tăng mạnh
Sự gia tăng 10% lượng dân số siêu giàu đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với năm năm trước - thời điểm có mức tăng 18% tích lũy, The Wealth Report báo cáo rằng dân số cực kỳ giàu có tăng mạnh nhất vào năm 2015. Nó phản ánh đà phát triển của nền kinh tế toàn cầu kể từ đầu năm 2017 - nhưng đây chỉ là một khía cạnh phản ánh trong phương pháp thống kê được sử dụng bởi Wealth-X.
Ngoài tăng trưởng GDP, sự phát triển của thị trường chứng khoán và các khoản đầu tư khác được tính đến, cũng như xu hướng phân phối tài sản trong nước - được tính toán bằng các mô hình độc quyền của Wealth-X.
Tiền tệ cũng đóng một vai trò quan trọng. Dữ liệu của cải trong các báo cáo được thể hiện bằng đô la Mỹ, và kết quả là, sự dịch chuyển của đồng nội tệ so với đồng đô la cũng sẽ có tác động.
"Nhiều loại tiền tệ đã đạt được sức mạnh so với đô la Mỹ năm ngoái, dẫn đến sự gia tăng ròng trong các ước tính của chúng tôi", ông White khẳng định. "Tuy nhiên, mối quan hệ không phải là tuyến tính. Có sự tương tác giữa điều này và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng của cải".
Số người có tài sản ròng từ 50 triệu USD trở lên tăng ở Bắc Mỹ (+ 31%), châu Á Thái Bình Dương (+ 37%) và châu Âu (+ 10%) trong giai đoạn 2012 và 2017, năm khu vực, đáng chú ý nhất là ở Mỹ Latin và Caribê (-22%) và Nga và CIS (-37%).
Theo một thống kê khác của trang Howmuch.net, số lượng người siêu giàu có tài sản lớn hơn 500 triệu đô ở Mỹ là 1.830 đại diện, chiếm số lượng lớn nhất trên toàn cầu, theo sau là Trung Quốc với 490 người, Đức với 430 người và Nhật Bản với 390 người.
Theo báo cáo này, khu vực giàu có bậc nhất là Bắc Mỹ, khoảng 35% người giàu có trên thế giới có trụ sở ở đó, và xếp hạng của họ tăng thêm 5% trong năm ngoái, đưa tổng số lên 2.100 người có tài sản trên 500 triệu và 44.000 người có khối lượng tài sản trên 50 triệu đô la Mỹ, theo sau là khu vực châu Âu và châu Á.
Hoa Kỳ cũng có 5 trong số 10 thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới, New York đứng thứ 2 với 8.865 đại diện. Thành phố có nhiều người siêu giàu nhất là Hong Kong với hơn 10.000 cá nhân được công nhận là siêu giàu có.
2018 là một năm kỷ lục cho những người siêu giàu ở Mỹ, khi "giá vé" gia nhập câu lạc bộ siêu giàu của Mỹ đã tăng gần 18% lên 2 tỷ USD. Dù vậy, các doanh nhân vẫn liên tục gia nhập vào hàng ngũ siêu giàu khi họ kiếm được hàng triệu đô trong mọi lĩnh từ viễn thông đến rượu, thậm chí là đánh cá. Năm nay Mỹ có thêm 22 tỷ phú, 14 trong số đó là tỷ phú tự thân.
Cảnh báo với người siêu giàu ở phía bên kia "Nhân tố Trump"
Tại Mỹ, các chính sách thuế mới nhằm cố gắng khuyến khích nhiều doanh nghiệp xoay dòng tiền trong nước hơn để có thể vận động trong toàn bộ nền kinh tế và đổ vào túi họ - những người siêu giàu.
Cuối năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã công bố một loạt thay đổi về thuế, bao gồm thuế suất cực thấp 15,5% cho các công ty đầu tư trong nước. Ngoài ra, ông đã cắt giảm thuế công ty xuống còn 21%, cũng như cắt giảm thuế suất thuế thu nhập và tăng phụ cấp gia đình.
Theo dự báo kinh tế hiện nay, Mỹ dự kiến sẽ tăng 38% dân số cực kỳ giàu có trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, sự thay đổi thuế doanh nghiệp có thể có tác động trong tương lai, đặc biệt nếu nó khuyến khích đầu tư nhiều hơn trên khắp nước Mỹ.
"Về mặt chính sách tài khóa, những thay đổi về thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức có tác động lớn nhất đến những người siêu giàu, mặc dù sự thay đổi này có thể hơi mất thời gian.", Winston Chesterfield, Giám đốc nghiên cứu tại Wealth- giải thích. X.
Công việc cố vấn cho những người siêu giàu rất phát triển ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các công ty môi giới bán lẻ cũ như Morgan Stanley, Ngân hàng Quản lý Tài sản Mỹ Merrill Lynch, Quản lý tài sản của UBS AG ở châu Mỹ và Wells Fargo Advisors đã mất thị phần khi một vài khách hàng giàu có di cư đến nơi khác.
Trong tương lai, có thể sẽ có những sự thay đổi lớn về kinh tế và địa chính trị. Tuy nhiên, dân số cực kỳ giàu có dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn. "Ngay cả khi điều kiện kinh tế toàn cầu rơi vào tiêu cực, chúng tôi vẫn thường nhìn thấy khả năng phục hồi cao ở những người siêu giàu", ông White nói.
"Có những thay đổi về mặt xã hội sẽ diễn ra trong tương lai và trong dài hạn - phản ứng của phần lớn dân số với bất bình đẳng thu nhập là một áp lực lớn đối với giới siêu giàu. Cũng có thể, sự gia tăng khoảnh cách giàu nghèo – sự tăng trưởng về mặt số lượng những người siêu giàu sẽ không còn được đi theo quỹ đạo tự nhiên của nó".