Những người sống thọ thường có 4 thói quen, ngủ trưa đứng vị trí thứ 3, điều đầu tiên hóa ra rất dễ làm
Chỉ cần phái mạnh làm những điều sau đây thì có thể sống lâu hơn, tuổi thọ kéo dài thấy rõ. Chị em tuân thủ cũng được hưởng lợi tương tự.
- 16-03-2024Bí quyết sống thọ của giáo sư 101 tuổi từng đạt Nobel: Không phải tập thể dục hay uống nước, mà là 4 điều này
- 12-03-2024Cụ bà sống thọ 110 tuổi nhờ 2 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục
- 10-03-2024Không phải tập gym, đây mới là hoạt động tốt nhất giúp bạn sống thọ
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công nghệ y tế cũng được cải thiện rất nhiều, ước muốn sống thọ cũng dần được hiện thực hóa. Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm, điều này chủ yếu liên quan đến gen di truyền bẩm sinh và thói quen sinh hoạt.
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng nhận định, chỉ cần phái mạnh làm những điều sau đây thì có thể sống lâu hơn, tuổi thọ kéo dài thấy rõ. Chị em tuân thủ cũng được hưởng lợi tương tự.
Những người sống thọ thường có 4 thói quen
1. Ăn uống đều đặn
Thức ăn là thứ quan trọng nhất đối với con người. Không ai sống mà có thể thiếu thức ăn, chủ yếu lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
3 bữa ăn đều đặn mỗi ngày, thức ăn đa dạng và cơ cấu chế độ ăn uống hợp lý không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Dù nam hay nữ, ăn uống đều đặn mỗi ngày, không ăn quá no, ăn đủ chất sẽ luôn là điều kiện đầu tiên để nuôi sống cơ thể khỏe mạnh, là gốc rễ giúp bạn sống thọ một cách khỏe mạnh, ít bệnh tật.
2. Đại tiện dễ dàng
Ăn, uống và đi đại tiện là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của bất cứ ai. Chúng ta cần làm những việc này mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Sau bữa ăn, một phần thức ăn được cơ thể hấp thụ, phần còn lại được chuyển hóa thành chất thải trao đổi chất rồi thải ra ngoài qua phân. Nhu động ruột càng trơn tru thì ruột càng sạch và cơ thể càng khỏe mạnh, bạn sẽ dễ dàng sống thọ.
3. Ngủ trưa mỗi ngày
Sau một buổi sáng làm việc bận rộn, căng thẳng, năng lượng và thể lực cạn kiệt trầm trọng, buổi trưa bạn thực hiện nghỉ ngơi 30-60 phút sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi năng lượng, giúp nhiều cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, đồng thời có thể giảm bớt áp lực lên cơ thể.
Sự nghỉ ngơi này giúp bạn tập trung hơn vào công việc buổi chiều, đồng thời nó cũng có thể trì hoãn sự lão hóa, giúp bạn sống thọ.
4. Sống lạc quan
Giữ những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm trong thời gian dài có thể làm rối loạn nội tiết, làm suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
Các chuyên gia khuyên, bạn nên có đầu óc rộng mở, duy trì thái độ tích cực và lạc quan, đừng lo lắng những chuyện vụn vặt. Điều này sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn.
Sau tuổi trung niên, làm được 5 việc này bạn dễ dàng sống thọ
1. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá có hàng trăm chất độc hại, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tim mạch và hô hấp, do đó bạn rất nên bỏ thuốc lá. Đồng thời, bạn phải tránh uống rượu, vì rượu có thể gây tổn thương trực tiếp đến tế bào gan và niêm mạc dạ dày.
Sau độ tuổi trung niên, nếu bỏ thuốc lá, bỏ rượu thành công thì nguy cơ mắc bệnh tật giảm đáng kể, bạn sẽ sống thọ và vui vẻ hơn.
2. Tiếp tục duy trì việc tập luyện
Khi bạn già đi, tốc độ trao đổi chất giảm, tạo điều kiện dễ bị béo phì ở tuổi trung niên. Béo phì là yếu tố nguy cơ cao mắc nhiều bệnh mãn tính.
Đặc biệt khi khối lượng cơ giảm dần sau khi bước vào tuổi trung niên, bạn nên tiếp tục tập luyện sức mạnh, chẳng hạn như nâng tạ hoặc dây kháng lực để sống thọ và luôn khỏe mạnh.
3. Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Sau khi bước qua tuổi trung niên, lượng nước bọt tiết ra giảm đi đáng kể, khả năng tự làm sạch của miệng cũng giảm đi, kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu...
Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe, đánh răng vào buổi sáng - tối, súc miệng sau bữa ăn và đánh răng thường xuyên.
4. Sử dụng não bộ nhiều hơn
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng dần qua từng năm. Vì vậy, sau tuổi trung niên, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và sử dụng bộ não nhiều hơn, chẳng hạn như đoán câu đố chữ với bạn bè, học một ngôn ngữ mới hoặc đi ra ngoài hoạt động...
5. Chú ý điều chỉnh cảm xúc
Mỗi người đều có áp lực riêng, đặc biệt là nam giới, những người chịu nhiều áp lực hơn. Tuy nhiên, sau tuổi 40, bạn nên học cách thay đổi tâm lý, học cách buông bỏ trong cuộc sống, điều tiết những cảm xúc tiêu cực, không tốt, chú ý cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi và quan tâm nhiều hơn đến gia đình mình.
Tổ quốc