Những người thông minh nhất đều có 1 điểm chung: KEO KIỆT
Rất nhiều khi, “keo kiệt” đúng lúc mới giúp chúng ta có một cuộc sống dễ thở hơn.
- 18-06-2022Ngồi văn phòng cả ngày không nói chuyện là EQ thấp? 5 SỰ THẬT nơi công sở sẽ giúp bạn có câu trả lời xác đáng!
- 18-06-2022Tỉ lệ nghịch giữa “Cái tôi” và Thành công: Biết càng nhiều thì đầu bạn càng thấp, hạ cái tôi xuống thì cơ hội thành công mới tăng
- 18-06-2022Là người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk vẫn bị nhân viên viết thư phàn nàn thái độ làm việc và cái kết
Tôi từng đọc được một câu hỏi khá thú vị như này trên mạng xã hội: Cuộc sống mà cứ tính toán từng đồng từng hào một thì có mệt mỏi không?
Một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like: "Không mệt, tiêu tiền là bản năng, nhưng tiêu có tính toán mới là bản lĩnh. Vốn có thể mất 50 ngàn thôi nhưng lại cứ thích mất 200 ngàn để mua, đấy không gọi là giàu, đấy gọi là ngốc".
Đáng ngẫm!
Càng trưởng thành, càng phát hiện ra được một điều rằng, học cách "keo kiệt" cũng là một loại trí tuệ.
Bất kể là về cái gì, từ tiền bạc, thời gian hay tình cảm, tất cả đều chung một đạo lý.
Người thông minh, tiếc thời gian, tiếc cái mạng, tiếc tiền bạc, trước khi làm bất cứ việc gì, họ cũng đều có những tính toán kỹ lưỡng nhất định.
Đây không gọi là keo kiệt, đây gọi là học cách tối ưu hóa nguồn lực và tài nguyên có hạn của bản thân.
Rất nhiều khi, "keo kiệt" đúng lúc mới giúp chúng ta có một cuộc sống dễ thở hơn.
01
"Keo kiệt" về tiền bạc
Một cư dân mạng tên Dương chia sẻ câu chuyện của cô ấy như thế này.
Năm hơn 20 tuổi, cô ấy cũng giống như phần lớn người trẻ, quan niệm rằng "tuổi trẻ là phải tận hưởng".
Mỗi lần nhận lương cô ấy đều dùng để ăn chơi xả stress, gần như không để lại chút tích lũy gì.
Mãi cho tới một ngày, mẹ bỗng bị bệnh phải nhập viện, lúc này Dương mới sờ tới tài khoản tiết kiệm của mình, cô giật mình nhận ra số tiền trong đó ít ỏi tới đáng thương.
Hết cách, cô chỉ còn biết đi vay bạn bè người thân.
Kể từ sau đó, cô tiêu tiền có tính toán hơn, không dám phung phí.
Mỗi tháng, dù có chuyện gì xảy ra, cô cũng cất một nửa lương vào tài khoản tiết kiệm, số tiền còn lại ăn tiêu tiết kiệm, có muốn mua quần áo cũng phải tìm cửa hàng giá phải chăng nhất.
Thời gian rảnh, Dương làm một một công việc tay trái khác để kiếm tiền.
Sau này, vì dịch bệnh nên công ty cô làm buộc phải giải thể, khi đồng nghiệp lo lắng chuyện tiền bạc thì Dương đã tích được cho mình một khoản kha khá, khoản tiền ấy giúp cô tự tin tự khởi nghiệp.
Có câu nói rất hay rằng, cảm giác an toàn của người lớn, đều là tiền mang lại.
Giữa một cuộc sống đầy tính không chắc chắn như hiện nay, tiền, mãi mãi là sự đảm bảo đáng tin cậy nhất trước rủi ro.
Người thông minh là người biết tính toán khi đang nghèo, cũng biết quản lý tốt tiền bạc khi giàu có, để mỗi một đồng tiền tiêu ra đều có giá trị.
Đối với họ, tiết kiệm tiền là tiết kiệm cảm giác an toàn khi đối mặt với cuộc sống.
Chỉ khi có một nền tảng kinh tế vững chắc, tâm mới an, gặp chuyện mới không hoang mang.
02
"Keo kiệt" về thời gian
Khi tác gia người Đài Loan Lin Ching-hsuan còn học tiểu học, ông từng vô cùng buồn đau vì bà ngoại qua đời.
Cha nói với ông:
"Một ngày nào đó khi con trường thành, còn cũng sẽ già đi như bà ngoại, khi con trải qua hết quãng thời gian của mình, con cũng sẽ giống như bà, cũng sẽ không bao giờ quay lại nữa..."
Lời của cha khiến ông cảm thấy vô cùng hoảng sợ, nó khiến ông hạ quyết tâm chạy đua với thời gian.
Kể từ đó về sau, ông luôn về nhà trước khi mặt trời lặn, chỉ trong vòng 10 ngày, ông làm hết bài tập về nhà của kì nghỉ hè.
Năm 17 tuổi, Lin Ching-hsuan xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình trên báo, từ đó đến nay, ông duy trì tốc độ xuất bản gần như một cuốn mỗi năm, trở thành nhà văn viết nhiều sách nhất ở Đài Loan.
Ông nói:
"Mặc dù không bao giờ có thể thắng được thời gian, nhưng lại có thể nhanh hơn vài bước so với trước đây. Những bước chạy đó tuy nhỏ, nhưng tác dụng của chúng lại rất lớn".
Tư duy "chạy đua cùng thời gian" khiến ông thu được lợi ích không ngừng.
Đời người, nói nhanh cũng nhanh, nói chậm thực ra cũng chậm.
Người ưu tú là người biết trân trọng từng phút từng giây đi nâng cao bản thân, người tầm thường lại chỉ luôn nghĩ tới việc hưởng thụ vật chất.
Bạn tiêu thời gian cho việc gì, bạn sẽ trở thành người như vậy.
Nếu muốn khi ngoảnh đầu lại mà không cảm thấy tiếc nuối, vậy thì tuyệt đối đừng lãng phí thời gian!
03
"Keo kiệt" về tình cảm
Có một khái niệm trong nhân học được gọi là "hệ số Dunbar".
Có nghĩa là mối quan hệ trong vòng giao tiếp của con người sẽ được chia thành 5, 15, 50, 150 bốn lớp từ trong ra ngoài theo dạng vòng tròn đồng tâm.
150 người là quy mô tương tác xã hội lớn nhất và 5 là số người thân thiết nhất với bạn.
Những người thông minh biết rằng thay vì mong đợi 150 người đồng ý và thích họ, tốt hơn hết hãy trân trọng mối quan hệ với 5 người thân thiết nhất.
Giống như nhà văn Yuan Ziwen của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc từng nói:
"Bạn càng lớn tuổi, vòng tròn những người bạn quan tâm càng nhỏ lại. Đó không phải là điều xấu. Bạn chỉ cần bảo vệ những người bạn nên bảo vệ là đủ rồi".
Mỗi người trưởng thành đều có một cán cân trong lòng, họ biết ai là "bạn", ai chỉ là "bè".
Thay vì dành thời gian duy trì những mối quan hệ giả tạo, họ thích chọn lọc trong mối quan hệ của mình.
Bỏ những tương tác xã hội kém hiệu quả, quan tâm đến cha mẹ, con cái nhiều hơn; bỏ bớt bạn bè chơi với nhau chỉ vì sĩ diện, dành nhiều thời gian cho người mình yêu thương hơn.
Một hai tri kỉ, người thân ruột thịt, đây mới là những người đáng để bạn trân trọng nhất.
Như nhà văn Lâm Ngữ Đường từng nói:
"Một cuộc sống hạnh phúc không gì khác ngoài bốn điều:
Đầu tiên là được ngủ trên giường của chính mình, thứ hai là ăn đồ do cha mẹ nấu, thứ ba là nghe người thương nói chuyện, thứ tư là chơi cùng với con cái".
Khi bạn học cách dành năng lượng và tình cảm của mình một cách hào phóng cho người thân của mình, điều đó có nghĩa là bạn đã tìm thấy trọng tâm của cuộc đời và hiểu được ý nghĩa thực sự của hạnh phúc.
04
"Keo kiệt" với sức khỏe
Chú Mạnh hàng xóm có một sức khỏe rất tốt, 60 tuổi rồi nhưng chú chưa bao giờ phải vào viện.
Mỗi lần chạy thể dục buổi sáng, chú đều chia sẻ cho tôi một vài bí kíp dưỡng sinh.
Thì ra khi còn trẻ, chú Mạnh luôn giữ thói quen thể dục, mỗi ngày chạy nửa tiếng và gập người mười phút.
Ngoài ra, chú cũng không dính dáng tới những thói quen xấu mà các bạn cùng trang lứa thường mắc phải.
Khi những người khác uống rượu và hút thuốc, chú ấy ăn thanh đạm; khi những người khác đi chơi cả đêm, chú ấy đi ngủ sớm và dậy sớm.
Khi đến tuổi về hưu, tất cả những người bạn cùng trang lứa đều mắc các chứng bệnh lão khoa như cao huyết áp, duy nhất chỉ có chú là người còn phong độ, không mấy sợi tóc bạc.
Chú nói với tôi:
"Cháu nhìn xem giờ chú thích ăn gì thì ăn, thích uống gì thì uống, không phải kiêng khem khổ sở, tất cả đều do chú chú ý đến cơ thể khi còn trẻ.
Duy trì một cơ thể khỏe mạnh là vốn để làm người và làm việc".
Người không có bệnh, có thể có hàng trăm hàng ngàn ước mơ, nhưng người có bệnh, chỉ có một ước mơ duy nhất là được khỏe mạnh.
Khi còn trẻ, chúng ta tự tin với cơ thể của mình nên thường thức khuya chơi bời, ăn uống linh tinh.
Khi bạn lơ là trong việc quản lý sức khỏe, thì "hạn ngạch sức khỏe" của cơ thể cũng đang bị tiêu hao từng chút một.
Bệnh tật trong nửa sau cuộc đời chính là quả báo cho việc hủy hoại cơ thể khi còn trẻ.
Có người từng nói:
"Đời người bắt đầu từ năm 40 tuổi. Trước 40 tuổi, nó chỉ là vai phụ, vai chính hay đều ở phía sau, và nó liên quan đến sức khỏe".
Có chăm sóc cơ thể của mình tốt, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh mình muốn thấy và yêu những người bạn muốn trong phần còn lại của mình.
05
Rất thích một câu nói như này:
"Cái gọi là càng sống càng 'keo kiệt', thực ra là trải nghiệm nhiều rồi, ta học được cách cân nhắc và lựa chọn".
Khi lớn lên, tôi dần hiểu rằng sức lực và khả năng của con người là có hạn, phải dành nó cho những gì xứng đáng.
Chỉ bằng cách quản lý tốt tiền bạc , bạn mới có thể tiết kiệm đủ cảm giác an toàn trong cuộc sống;
Đừng lãng phí thời gian , chúng ta có thể tiếp tục cải thiện và nâng cao;
Đơn giản hóa cuộc sống xã hội để tìm ra trọng tâm của cuộc đời;
Trân trọng cơ thể của bạn, rồi bạn mới có thể có một cơ thể khỏe mạnh và đi để ngắm nhìn thế giới tươi đẹp ngoài kia.
Một ngày nào đó, thời gian, sức lực và vốn liếng chúng ta dành dụm được sẽ báo đáp lại cho chúng ta.
Trí Thức Trẻ