Những phát biểu "nóng" của các đại biểu Quốc hội về nợ xấu
Phần lớn ủng hộ quan điểm cần có nghị định xử lý nợ song không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu và phải quy trách nhiệm nghiêm khắc với người, tổ chức đã gây ra nợ xấu.
- 28-05-2017Ông Nguyễn Văn Giàu: Khi tôi làm Thống đốc, dư nợ chỉ 2,3 triệu tỷ đồng
- 26-05-2017Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu
- 26-05-2017Tiếng nói chung của các đại biểu Quốc hội: Không dùng ngân sách xử lý nợ xấu
Tuần đầu tiên của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV trải qua với hàng loạt các vấn đề nóng được Quốc hội thảo luận như các dự án Luật Hình sự 2015 sửa đổi, Luật TCTD sửa đổi, dự án Luật hỗ trợ DNVVN...các vấn đề về nợ công, ngân sách và đặc biệt là nợ xấu.
Riêng về nợ xấu, báo cáo do Thống đốc Lê Minh Hưng trình bày trước Quốc hội cho thấy, tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội dự kiến thảo luận và thông qua dự án Nghị định về xử lý nợ xấu. Tuy nhiên các phiên họp cho thấy nhiều đại biểu vẫn còn những băn khoăn trái chiều về tính khả thi, phạm vi, trách nhiệm xử lý nợ xấu... Có điểm chung đáng chú ý là phần lớn ủng hộ quan điểm cần có nghị định xử lý nợ song không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu và phải quy trách nhiệm nghiêm khắc với người, tổ chức đã gây ra nợ xấu.
Chúng tôi xin trích dẫn dưới đây một số phát biểu đáng chú ý trên nghị trường Quốc hội tuần qua về nợ xấu.
Trí Thức Trẻ
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng