Những quốc gia nào có giá khí đốt đắt đỏ nhất ở châu Âu?
Theo một nghiên cứu của hãng tin RIA (Nga), khí đốt đắt nhất ở châu Âu được bán tại Scandinavia - Thụy Điển và Đan Mạch, rẻ hơn một chút là ở Hà Lan và Tây Ban Nha.
- 21-05-2022Nga dừng cung cấp khí đốt cho Phần Lan
- 17-05-2022EU tìm cách né các lệnh trừng phạt để mua khí đốt từ Nga
- 16-05-2022Giá khí đốt châu Âu có thể tăng gấp 3 - Một quốc gia quyết chống lại áp lực trừng phạt Nga
“Khí đốt đắt nhất được mua bởi các cư dân của Thụy Điển. Xét theo đơn vị tiền tệ của Nga, một mét khối nhiên liệu màu xanh sẽ khiến người tiêu dùng địa phương phải trả 137 ruble (2,4 USD). Trong khi người dân ở Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha - một mét khối khí đốt có giá hơn 80 ruble (1,35 USD)”, RIA cho biết.
Để đánh giá chi phí khí đốt cho người dân, các chuyên gia của RIA Rating đã phân tích giá nhiên liệu xanh theo đồng ruble. Theo đó, nghiên cứu chỉ rõ, sự sẵn có của khí đốt cho người tiêu dùng cuối cùng không chỉ được xác định bởi giá thành mà còn bởi mức thu nhập của người dân.
Các nước châu Âu đang tìm mọi cách để thay thế nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga. (Ảnh: RIA)
Các nhà phân tích lưu ý rằng khối lượng khí đốt sẵn có và giá cả mà họ trích dẫn là ước tính của mức trung bình cho dân số và được đưa ra để so sánh dựa trên biểu giá và số liệu thống kê chính thức. Do đó, các chỉ số có thể khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào số tiền kiếm được, nơi ở, lượng gas tiêu thụ của gia đình và những thứ khác.
Thị trường khí đốt châu Âu đã trải qua đợt tăng giá chưa từng có vào năm 2021, điều này xảy ra ở một số quốc gia đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng cấp tính. Giá khí đốt trung bình trên sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất khu vực (TTF của Hà Lan) đã tăng hơn 5 lần trong năm và lên tới 573,9 USD/nghìn m3 vào năm 2021. Đồng thời, vào tháng 12 năm ngoái, giá khí đốt đã vượt quá 2.000 USD trong vài ngày, vào thời điểm đó là một kỷ lục lịch sử.
Hiện tại, thị trường khí đốt của châu Âu đã trở thành một mảng “chắp vá”. Italy có thể quay sang Algeria, Bulgaria có thể quay sang Hy Lạp và Ba Lan có thể xoay trục sang kế hoạch đã dự kiến từ lâu về mở rộng trạm khí đốt hóa lỏng (LNG), nhập khẩu và một đường ống từ Na Uy.
Tuy nhiên, trong gần như tất cả các kịch bản, 18 tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn đối với châu Âu, do tác động của giá cả tăng cao trên toàn thế giới và các nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp năng lượng cho các nhà máy, sưởi ấm các hộ gia đình và đảm bảo các nhà máy điện vẫn tiếp tục hoạt động.
Không có đủ nguồn thay thế trong tương lai gần để tránh một cú sốc kinh tế đáng kể trong mùa đông tới nếu Nga dừng cung cấp khí đốt. Ví dụ thấy rõ nhất là trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng trung ương Đức cảnh báo nền kinh tế nước này có thể suy giảm 2% nếu xung đột Nga-Ukraine còn tiếp tục.
Infonet