Những sai lầm khi sử dụng nước mắm mà người Việt cần bỏ ngay kẻo vô tình khiến chúng mất dinh dưỡng, thậm chí gây hại sức khỏe
Một số sai lầm khi dùng nước mắm dưới đây sẽ khiến bạn không nhận được chất dinh dưỡng, thậm chí vô tình gây hại cho cả gia đình.
- 09-03-2021Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi
- 08-03-2021Đột nhiên chảy nước miếng: Cảnh báo 3 căn bệnh đe dọa sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử
- 07-03-2021Phụ nữ hay cáu giận dễ sinh ra 8 căn bệnh nguy hiểm, bình tĩnh nhẹ nhàng thì mới khỏe mạnh trẻ lâu
- 07-03-2021Thiếu ngủ gây hại cho sức khỏe hơn bạn tưởng: Béo phì, nhanh già, thậm chí "teo não"
Trong mâm cơm của các gia đình Việt hầu như không bao giờ thiếu một chén nước mắm , tùy thuộc vào khẩu vị của từng nhà mà nước mắm sẽ được pha hay là để nguyên chất. Nhiều người nói nước mắm là linh hồn của ẩm thực Việt, bởi để tạo ra bất cứ món ăn ngon nào chúng ta cũng không thể thiếu loại gia vị này. Thậm chí đôi khi, chỉ cần cơm nóng với nước mắm cũng đã giúp ta có một bữa ăn ngon miệng.
Nước mắm quen thuộc là vậy nhưng chưa phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Một số sai lầm khi dùng nước mắm dưới đây sẽ khiến bạn không nhận được chất dinh dưỡng, thậm chí vô tình gây hại cho cả gia đình.
1. Sử dụng nước mắm rẻ tiền, chứa chất phụ gia bán trôi nổi trên thị trường
Nước mắm là sản phẩm rất dễ mua, với đầy đủ chủng loại nhưng sự thật là không phải sản phẩm nào cũng an toàn. Trước đây, đã có hàng loạt những cơ sở sản xuất nước mắm giả, nước mắm kém chất lượng bị phát giác. Vào năm 2020, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện được các doanh nghiệp đang sử dụng soda công nghiệp (Na2CO3) để sản xuất nước mắm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): Người dùng nước mắm có Na2CO3 dễ bị nhiễm độc và gây ra hàng loạt các tác động có hại cho sức khỏe. Trong đó có các bệnh về tim, gan, thận, thần kinh, não, thậm chí là ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Giải pháp: Theo các chuyên gia, tốt nhất chỉ nên sử dụng nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Khi mua, nên chọn mắm có vị mặn gắt nhưng thơm nồng, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi. Nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh rồi dốc ngược. Nếu thấy có nhiều cặn từ đáy chai rơi xuống là dấu hiệu kết tủa muối và một số phụ gia khác, không nên dùng.
2. Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Khi nấu ăn, chúng ta vẫn thường nêm nước mắm khi món ăn gần chín, đang sôi lớn. Tuy nhiên đây là một cách nấu ăn sai lầm. Cho nước mắm vào lúc đang sôi sùng sục sẽ khiến cho axit amin của loại gia vị này biến mất, vừa làm mất dinh dưỡng lại khiến món ăn không còn có mùi thơm, vị ngọt nữa.
Giải pháp: Hãy nêm nước mắm khi món ăn đã chín và được tắt bếp.
3. Dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi
Theo khuyến cáo của BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198): Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng không nên dùng nước mắm, bởi thận của trẻ còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phù hợp với độ mặn của mắm. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho con sử dụng các sản phẩm có tác dụng điều vị như mỳ chính, hạt nêm.
4. Người bệnh thận, bệnh tim vẫn vô tư dùng nước mắm
Nước mắm là thực phẩm quen thuộc của các gia đình Việt nhưng sự thật là không phải ai cũng phù hợp với loại gia vị này. Nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp , suy thận,… và sẽ khiến sức khỏe của nhóm người này trở nên trầm trọng hơn.
Giải pháp: Những người mắc bệnh trên bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài ra, các bệnh nhân này còn phải kiêng các thức ăn nhiều muối như nước tương, mắm tôm... Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
5. Cả gia đình chấm chung một bát nước mắm
Ở giữa mâm cơm của người Việt hầu như không thể nào thiếu một chén nước mắm, được sử dụng chung cho cả gia đình. Tuy nhiên, nếu trong nhà có một người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà chấm chung nước mắm thì những người khác sẽ bị lây. Thậm chí nếu chúng ta đi ăn đám cưới, 10 người xa lạ cùng ăn một mâm, dùng chung bát nước chấm thì chỉ cần một người nhiễm, hầu hết số người còn lại sẽ bị theo.
HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày . Từ năm 1994, Tổ chức y tế Thế giới WHO đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày.
Nhịp Sống Việt