Những sự kiện kinh tế tài chính đáng chú ý trong tuần tới: Lạm phát và động đất
Lạm phát đang trở nên khó lường trong bối cảnh các thị trường đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn và các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất cho vay.
- 06-02-2023Các nhà đầu tư nên đặc biệt chú ý những sự kiện kinh tế - tài chính nào trong tuần từ 06-10/2?
- 30-01-2023Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần này: Câu chuyện Goldilocks và 3 con gấu
- 29-01-2023Tuần tới sẽ có 2 sự kiện đặc biệt quan trọng đối với thị trường vàng
Tuần tới, dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý theo dõi. Bên cạnh đó, người thay thế ông Haruhiko Kuroda với tư cách là Chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng là một tâm điểm chú ý, với việc Chính phủ có thể sẽ sớm đưa ra danh sách đề cử. Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế của Vương quốc Anh.
Dưới đây là những sự kiện kinh tế - tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần tới.
1/ Ẩn số lạm phát
Dữ liệu việc làm tháng 1 của Mỹ mạnh một cách bất ngờ đã buộc các thị trường phải suy nghĩ lại về quan điểm rằng lãi suất sẽ sớm đạt đỉnh. Sắp tới, dữ liệu lạm phát của Mỹ, công bố vào thứ Ba (14/2), sẽ là phép thử lớn về hiệu quả chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và sẽ cho thấy Fed sẽ áp dụng lãi suất như thế nào trong những tháng tới.
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ vào năm ngoái, lạm phát của Mỹ đã thấp hơn mức dự đoán trong 3 tháng liên tiếp do chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980 của Fed.
Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát của Mỹ tháng 1/2023 sẽ tăng 0,5%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 12.
Nếu dữ liệu lạm phát mạnh thì thị trường sẽ phải suy nghĩ xem liệu Fed có thực sự cắt giảm lãi suất vào cuối năm hay không – điều có khả năng làm tổn hại đến đà phục hồi kinh tế. Giá cổ phiếu và trái phiếu gần đây đã tăng lên sau khi giảm vào năm ngoái, do dự đoán Fed sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn tự tin rằng Fed có thể hạ thấp lạm phát mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng mạnh.
Lạm phát của Mỹ đang chậm lại?
2/ Ai sẽ làm chủ tịch BOJ?
Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị đề cử một ứng cử viên để thay thế ông Haruhiko Kuroda, người sẽ sớm kết thúc thập kỷ làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Theo giới báo chí và các nhà kinh tế, Phó thống đốc Masayoshi Amamiya sẽ được lựa chọn cho vị trí này. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Nikkei hôm thứ Sáu viết rằng người được đề cử sẽ là ông Kazuo Ueda, một học giả 71 tuổi và là cựu thành viên của ban chính sách BOJ.
Đồng yen đã tăng vọt sau khi bài báo đó được xuất bản bởi rất nhiều người dự đoán chức danh đó sẽ thuộc về ông Amamiya, người được gọi là "Mr. BOJ" vì đã thúc đẩy các chính sách tiền tệ độc đáo.
Theo Nikkei, ông Amamiya đã từ chối chức Chủ tịch BOJ.
Thị trường đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này. Xét cho cùng, tương lai của một chính sách tiền tệ cực kỳ nới long đang bị đe dọa, điều mà nhiều người nghi ngờ có thể sẽ thay đổi khi lạm phát tăng cao hơn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm và tỷ lệ lãi suất tham chiếu của BOJ.
3/ Căng thẳng Mỹ - Trung nóng lên
Phản ứng gay gắt của Mỹ đối với cái gọi là "khinh khí cầu do thám" của Trung Quốc vào đầu tháng 2 có thể là một tín hiệu tiêu cực đối với một trong những giao dịch được ưa chuộng nhất trong năm nay – tài sản của Trung Quốc.
Chứng khoán Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ giao dịch ở nước ngoài đã trở nên phổ biến với các nhà đầu tư khi Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế chống COVID - vốn đã kéo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới xuống một trong những mức thấp nhất đã chạm tới vào năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thề sẽ "bảo vệ" đất nước khỏi "các mối đe dọa".
Căng thẳng Mỹ-Trung không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên căng thẳng kể từ khi cựu Chủ tịch Nhà Trắng Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào năm ngoái. Và gần một năm kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, các nhà đầu tư hiểu rằng không nên bỏ qua những rủi ro địa chính trị.
Mức độ biến động của tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD.
4/ Lạm phát ở Anh vẫn rất cao
Báo cáo lạm phát tháng Giêng của Anh, sẽ công bố vào thứ Tư (14/2) có thể cho thấy giá cả tăng lên hai con số, nghĩa là công cuộc tăng lãi suất chưa thể dừng nghỉ.
Với mức lương được điều chỉnh theo lạm phát giảm nhanh nhất kể từ năm 2009, doanh số bán lẻ trong tháng 12 - thời điểm mọi người có xu hướng vung tiền - đã giảm nhiều nhất trong các tháng 12 kể từ ít nhất 25 năm.
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 1, sẽ công bố vào thứ Sáu (17/2) sẽ không không đẹp hơn mấy so với dữ liệu lạm phát. Người tiêu dùng Anh chắc chắn đang phải đi vay. Dữ liệu mới nhất cho thấy hoạt động cho vay bằng thẻ tín dụng đang ở mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng khoản chi tiêu đó không dành cho mua nhà – hoạt động thế chấp tài sản ở Anh đang chạm mức thấp nhất kể năm 2009 - hoặc mua sắm tại các cửa hàng.
Với lạm phát giá hàng tạp hóa ở mức gần 17% và hóa đơn năng lượng có xu hướng tăng 20% trong năm nay, thực phẩm và thiết bị sưởi ấm có thể là những nơi “ngốn” hết bất cứ số tiền nhàn rỗi nào của người tiêu dùng Anh. Đây không phải là dấu hiệu tốt cho Vương quốc Anh - nền kinh tế G7 duy nhất mà IMF dự kiến sẽ suy thoái trong năm nay.
Lạm phát của Anh quá cao đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
5/ Tác động từ trận động đất
Thị trường thế giới đang rất quan tâm đến thảm họa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria, nơi một trận động đất mạnh 7,8 richter xảy ra đêm 6/2 đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Giá dầu đã tăng vọt sau sự kiện này bởi thông tin chính quyền khu tự trị người Kurd ở Iraq đã ngừng vận chuyển dầu qua đường ống dẫ từ các mỏ Kirkuk phía bắc Iraq đến Ceyhan, một trong những cảng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù trận động đất không làm ảnh hưởng tới các đường ống chính vận chuyển từ Iraq đến nước này.
Giá dầu sau đó đã giảm trở lại. Tuy nhiên, những hậu quả của trận động đất và những tác động đến các thị trường thế giới vẫn đang được nghiên cứu.
Trận động đất gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tham khảo: Refinitiv
Nhịp sống Thị trường