Những sự kiện quan trọng sẽ tác động tới các thị trường tài chính tuần này
Ảnh minh họa
Chính trị trở thành tâm điểm chú ý của các thị trường tài chính với cuộc bầu cử ở Mỹ và hội nghị COP27 đang diễn ra, trong khi dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ cung cấp manh mối mới về khả năng Fed và các NHTW khác có xoay trục chính sách hay không? Trung Quốc sẽ phát hành một loạt các dữ liệu qua đó thị trường có thể dự đoán về chính sách của Bắc Kinh trong chiến dịch chống COVID-19.
- 05-11-2022USD lao dốc, chứng khoán và Bitcoin bật lên, vàng tăng gần 3% sau các dữ liệu kinh tế Mỹ
- 30-10-2022Những sự kiện đáng chú ý tuần tới: Trọng tâm sẽ là việc tăng lãi suất
1/ Tác động từ chính trường Mỹ
Đừng quên tình hình chính trị khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8 tháng 11, nơi quyền kiểm soát của Quốc hội và chương trình nghị sự của Tổng thống Joe Biden trong hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông đang bị "đe dọa".
Chứng khoán Mỹ đã hoạt động tốt hơn ở mỗi thời kỳ chính phủ bị chia rẽ, một kết quả dường như ngày càng có khả năng xảy ra với việc đảng Cộng hòa ủng hộ việc giành quyền kiểm soát Hạ viện và có thể là cả Thượng viện.
Lợi nhuận trung bình hàng năm của S&P 500 là 14% trong những năm Quốc hội Mỹ bị chia rẽ và 13% ở nhẵng năm mà Quốc hội do Đảng Cộng hòa chịu sự điều hành của Tổng thống đảng Dân chủ, so với 10% khi Đảng Dân chủ kiểm soát cả nhiệm kỳ tổng thống và Quốc hội.
Những đợt bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ cũng thường mở ra một thời gian dài tăng điểm cho chứng khoán Mỹ - điều mà nhiều người sẽ vui mừng sau khi chỉ số S&P 500 sụt giảm trong năm qua.
Biến động chứng khoán Mỹ mỗi 12 tháng sau khi bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ ở Mỹ trong 70 năm qua.
2/ Áp lực giá cả
Vào thứ Năm tới (10/11), các con số về lạm phát Mỹ sẽ được công bố, là những dữ liệu sẽ mang tính chất bước ngoặt quan trọng đối với thị trường trong năm nay, khi giá tiêu dùng tăng lên mức đỉnh cao nhất trong vòng hàng thập kỷ.
Các nhà đầu tư một lần nữa sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy áp lực giá đang chậm lại sau một loạt các đợt tăng lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới vừa cho biết mức lãi suất cuối cùng có thể sẽ cao hơn các ước tính trước đây, để kiềm chế lạm phát; nhấn mạnh mối đe dọa mà giá cả tăng cao gây ra cho nền kinh tế.
Một kết quả tốt hơn mong đợi có thể sẽ gây áp lực giảm giá cổ phiếu và trái phiếu, có khả năng làm gia tăng kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nữa. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy các nhà phân tích dự đoán lạm phát tháng 10 sẽ tăng 0,7% so với tháng trước.
Lạm phát ở Mỹ.
3/ Các ngân hàng tiếp tục thắt chặt tiền tệ bất chấp tác động đến tăng trưởng
Sau khi 10 nền kinh tế phát triển nhất thế giới đã tăng lãi suất tổng cộng 2.300 điểm cơ bản trong chu kỳ thắt chặt mà họ đang tiến hành, các thị trường đang hy vọng các ngân hàng sẽ xoay trục sang hướng ôn hòa hơn.
Tuy nhiên, hy vọng đó gần như không có cơ hội trở thành hiện thực. Fed và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE_ vừa đưa ra mức tăng lãi suất mạnh mẽ, 75 điểm cơ bản (bps), và với lạm phát ở mức cao, thông điệp từ các ngân hàng trung ương là rất rõ ràng - cần phải tăng (lãi suất) thêm nhiều lần nữa.
Nhưng có lẽ những động thái đó có thể sẽ ít quyết liệt hơn, như nhận xét từ Giám đốc Fed Jerome Powell gợi ý. Ngân hàng trung ương Úc đã giảm tốc độ tăng lãi suất và chỉ tăng 25 bps vào thứ Ba. Dữ liệu và các bình luận của ngân hàng trung ương trong những ngày tới sẽ vẫn được xem xét kỹ lưỡng. Hy vọng rất nhiều về sự xoay trục sang hướng ôn hòa vẫn xa vời, và các thị trường thế giới đang bị "vùi dập" có thể sẽ vẫn phải chịu áp lực thêm một thời gian nữa.
Các nước phát triển trong cuộc chiến thắt chặt tiền tệ.
4/ Cuộc chiến chống COVID-19 ở Trung Quốc gây tổn thất về kinh tế
Những tin đồn về việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại đã tạo cớ cho việc mua các tài sản của Trung Quốc trong những ngày gần đây, nhưng sự trồi sụt của đồng nhân dân tệ còn chịu thêm tác động từ sức khỏe nền kinh tế, đặc biệt là tâm lý và chi tiêu của người tiêu dùng. Các dự liệu về lạm phát và tín dụng sẽ được công bố trong tuần tới, từ đó có thể giúp cho thị trường có thêm cơ sở để dự đoán về chính sách chống COVID 19 của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhưng sự tập trung chú ý nhất có thể sẽ là dự trữ ngoại hối, trong bối cảnh đồng nhân dân tệ đang có năm giảm giá mạnh nhất kể từ 1994.
Giảm 8 tháng liên tiếp, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đang ở mức dưới ngưỡng tâm lý - 3 nghìn tỷ USD. Sự sụt giảm đó sẽ là một tấm gương phản chiếu về sức mạnh của đồng đô la, và có lẽ ở khắp Bắc Á, nơi dự trữ ngoại hối đang giảm ở khắp nơi, từ Seoul đến Đài Bắc và Tokyo.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh.
5/ Hội nghị về khí hậu – sự quan tâm của cả thế giới
Các vấn đề về khí hậu trở thành trung tâm chú ý của toàn cầu khi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới khởi động các cuộc đàm phán COP27 về việc kiềm chế khí thải tại khu nghỉ mát ven biển Sharm el-Sheikh của Ai Cập vào thứ Hai (5/11), dự kiến kéo dài đến 18/11.
Với cuộc xung đột ở Ukraine, các vấn đề cung cấp thực phẩm và năng lượng cũng như lạm phát gia tăng đang chiếm phần lớn trong chương trình nghị sự, và khiến hội nghị giảm tập trung vào những cam kết mới để giảm lượng khí thải, mà thay vào đó là tập trung nhiều hơn vào việc duy trì các hoạt động hiện nay.
Điều quan trọng là những bước mà thế giới phát triển sẽ thực hiện để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm lượng khí thải và điều chỉnh nền kinh tế của họ dưới những tác động của biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra.
Dự kiến Hội nghị cũng sẽ có những bản cập nhật và cam kết mới về một loạt các cam kết đã được ký vào năm ngoái ở Glasgow, bao gồm cả về nạn phá rừng, thị trường khí mê-tan và carbon.
Châu Phi và các nước đang phát triển đi sau về tài chính cho các chương trình chống biến đổi khí hậu.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường