Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 1-5/7: Nóng diễn biến bầu cử
‘Cơn sốt’ bầu cử ở châu Âu đang nóng lên không kém giải bóng đá Euro 2024, vì vòng bỏ phiếu đầu tiên ở Pháp Chủ nhật vừa qua hứa hẹn sẽ tác động đến thị trường trong những ngày sắp tới, bất kể là kết quả thế nào, trong khi Vương quốc Anh có thể chứng kiến sự thay đổi kết thúc 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ.
Về Euro 2024, các đội được yêu thích là Pháp và Anh, cùng với đội chủ nhà Đức, lọt vào vòng 16 đội chung kết Euro. Nhưng sự phấn khích không chỉ có ở sân bóng hay các phòng bỏ phiếu. Những ngày sắp tới cũng mang đến những dữ liệu mà thị trường đang chờ đợi, như số liệu việc làm hàng tháng của Mỹ.
1/ Dữ liệu việc làm của Mỹ
Các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm nhiều dữ liệu để đánh giá thời điểm Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất, và tuần tới sẽ là một trong những dữ liệu quan trọng đó: Số liệu việc làm háng tháng ở Mỹ, công bố vào ngày 5/7.
Các nhà kinh tế ước tính số việc làm mới ở Mỹ sẽ tăng 180.000 việc trong tháng 6. Trong tháng 5, số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ đã tăng 272.000, cao hơn nhiều so với dự kiến, khẳng định khả năng phục hồi của thị trường lao động nước này.
Ngân hàng trung ương Mỹ trong kỳ họp tháng 6/2024 đã giữ lãi suất ổn định và đẩy lùi thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất, có thể vào cuối tháng 12/2024, khi các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm những dấu hiệu thuyết phục hơn cho thấy lạm phát đang giảm dần theo mục tiêu của ngân hàng trung ương hoặc bằng chứng cho thấy thị trường việc làm đang xấu đi.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ bất ngờ không thay đổi trong tháng 5.
Tăng trưởng việc làm ở Mỹ: ước tính giảm trong tháng 6.2/Bầu cử ở Pháp
Pháp đã tiến hành bỏ phiếu vào Chủ nhật (30/6), vòng đầu tiên của cuộc bầu cử sớm – cuộc bầu cử gây sốc khiến thị trường tài chính chao đảo.
Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi kết quả của vòng bầu cử thứ hai, vào ngày 7/7, đểm biết thêm manh mối về tác động của bầu cử Pháp đối với thị trường tài chính.
Nỗi lo của thị trường trước lo ngại về chi tiêu tăng vọt đã dịu lại, nhờ tín hiệu từ Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu của Marine Le Pen, dẫn đầu về sự ủng hộ trong các cuộc thăm dò, rằng tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm về mặt tài chính.
Tuy nhiên, thị trường tài chính Pháp còn lâu mới có thể hồi phục. Phần bù rủi ro ( risk premium) - được theo dõi chặt chẽ phải trả khi mua trái phiếu Pháp so với trái phiếu Đức vẫn cao hơn 25 điểm cơ bản so với trước khi Tổng thống Emmanuel Macron thông báo tiến hành bầu cử sớm. Cổ phiếu của các ngân hàng Pháp giảm 2 con số.
Một nỗi lo khác của thị trường là cuộc bỏ phiếu thứ hai của liên minh cánh tả, điều mà nhiều người trên thị trường hiện coi là mối đe dọa lớn hơn vấn đề đảng RN.
Phần bù rủi ro ( risk premium) phải trả cho trái phiếu Pháp so với trái phiếu Đức3/ Hoạt động M&A chậm lại
Theo dữ liệu do Dealogic cung cấp, khối lượng các giao dịch M&A trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2024 đã tăng 20% so với năm 2023 và các giao dịch vượt quá 5 tỷ USD đã tăng 53%.
Nhưng đối với một số nhà giao dịch, kết quả đó mới bằng một nửa tiềm năng.
Bất chấp sự phục hồi, khối lượng giao dịch M&A trên toàn cầu tính đến ngày 24/6 vẫn thấp hơn 15% so với mức trung bình của thập kỷ trước, phần lớn bị ảnh hưởng bởi giao dịch M&A trong quý 2 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chậm nhất kể từ năm 2009.
Số lượng thương vụ được công bố trong quý 2 năm 2024 ở mức thấp nhất trong 16 năm qua, thậm chí còn tệ hơn cả quý 2/2020, khi COVID-19 buộc hoạt động M&A trên toàn thế giới phải tạm dừng.
Tình hình từ nay đến cuối năm có vẻ không sáng sủa lên, với vòng bầu cử tiếp theo ở Pháp, các cuộc bầu cử ở Anh và đặc biệt là ở Mỹ khiến các hội đồng quản trị doanh nghiệp và quỹ cổ phần tư nhân phải xem xét lại quyết định của họ.
Một số lãnh đạo ngân hàng đầu tư đang tự hỏi liệu họ có nên tập trung vào năm 2025 hay không?
M&A trên thế giới và các khu vực kinh tế chủ chốt.4/ Bầu cử ở Anh
Các cuộc thăm dò dự đoán Đảng Lao động đối lập sẽ giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ở Anh vào ngày 4/7, thúc đẩy chứng khoán và trái phiếu chính phủ của Vương quốc Anh tăng, khi đồng bảng Anh - có trọng số thương mại lớn - đã tăng trở lại mức chưa từng thấy kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016.
Các nhà giao dịch nhận thấy sự ổn định trở lại sau những bất ổn chính trị nặng nề trong suốt 14 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ và đã suy đoán rằng lãnh đạo Đảng Lao động Keir Starmer sẽ xây dựng lại các liên kết thương mại với châu Âu.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Tài chính cho biết nước Anh đang phải đối mặt với những thách thức tài chính to lớn mà cả Đảng Lao động lẫn Đảng Bảo thủ đều chưa nêu rõ họ sẽ giải quyết như thế nào.
Tăng trưởng kinh tế ảm đạm, nợ công trên GDP ở mức cao nhất trong vòng 63 năm và tỷ trọng thuế trong thu nhập quốc dân đang tiến gần đến mức cao nhất kể từ năm 1949.
Tỷ gí bảng Anh.5/ Lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi
Chỉ số lạm phát ở các quốc gia ở châu Á mới nổi là mối quan tâm chính trong số nhiều dữ liệu khác nhau, mặc dù với thực trạng là giá tiêu dùng dường như đang tăng dần ở hầu hết các nền kinh tế, đặt ra một vấn đề là các nhà hoạch định chính sách sẽ cần duy trì tỷ lệ lãi suất cao trong bao lâu nữa.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đang bị mắc kẹt và giá trị đồng USD cao ngất ngưởng, không còn chỗ cho bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào sắp xảy ra ở châu Á.
Do đó, nguy cơ tiền tệ của họ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Ở Thái Lan, sự bất hòa đó đã gây ra tranh chấp kéo dài nhiều tháng giữa ngân hàng trung ương và chính phủ.
Sau này, Ngân hàng Thái Lan (BOT) trong khi khẳng định việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp sẽ vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, thì lại cho hãy lãi suất vẫn ở mức phù hợp.
Thống đốc BOT Sethaput Suthiwartnarueput sẽ có bài phát biểu với giới truyền thông vào thứ Năm (4/7) và có thể sẽ nhắc lại lập trường của họ.
Lạm phát ở một số nền kinh tế quan trọng của châu Á.Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường