Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 26-30/8
Kết quả doanh thu của Nvidia, công ty công nghệ đang rất được chú ý và các số liệu quan trọng về lạm phát ở khu vực đồng euro và Úc sẽ là những tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần tới.
- 19-08-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 19-23/8/2024
- 12-08-2024Những sự kiện tài chính quan trọng trên toàn cầu trong tuần 12-16/8/2024
- 29-07-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 29/7 – 2/8
- 22-07-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 22-26/7
Giá vàng liên tục tăng lên mức cao kỷ luc mới trong khi đồng USD chịu áp lực giảm khi thị trường ngày càng tin tưởng vào việc Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cũng là những vấn đề đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Dưới đây là những sự kiện tài chính quốc tế đáng chú ý trong tuần 26-30/8:
1/ NVIDIA
Sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với trí tuệ nhân tạo có thể sẽ cho thấy những thay đổi sau khi nhà sản xuất chip Nvidia báo cáo kết quả thu nhập vào ngày 28 tháng 8.
Chip của Nvidia được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực AI và cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 150% trong năm nay, giúp đẩy S&P 500 lên mức cao kỷ lục.
Nhưng đà tăng trưởng đáng kinh ngạc kéo dài nhiều năm của cổ phiếu Nvidia và cơn sốt AI cũng được so sánh với cơn sốt dot-com đã bùng nổ hơn hai thập kỷ trước.
Phản ứng của các nhà đầu tư trước kết quả đáng thất vọng của những cái tên vốn hóa lớn như Alphabet và Tesla vào tháng trước cho thấy thị trường có thể đang thay đổi, đặc biệt là khi định giá của nhiều công ty trong lĩnh vực này đã bị thổi phồng.
Ngoài ra, tuần tới sẽ có dữ liệu nổi bật về nền kinh tế Mỹ, bao gồm chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ công bố vào thứ Sáu (30/8), một thước đo lạm phát quan trọng được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi.
Mức tăng giá cổ phiếu Nvidia hàng quý.2/ EUROZONE
Số liệu lạm phát tháng 8 của khu vực đồng euro công bố vào thứ Sáu (30/8) sẽ là chìa khóa để các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định có nên cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.
Lạm phát của Eurozone tháng 7 bất ngờ tăng nhẹ khiến cho dữ liệu lạm phát tháng 8 trở nên khó đoán, và cho thấy chặng cuối của con đường kiềm chế lạm phát ở Eurozone vẫn còn rất gập ghềnh.
Lạm phát chung ở khu vực này có thể giảm khi giá dầu giảm, nhưng lạm phát lõi vẫn trong tinìh trạng căng thẳng với lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế, nơi giá cả vẫn tăng vững.
Nếu dữ liệu lạm phát tăng thì dù tăng nhỏ cũng sẽ khiến ECB cũng như các nhà giao dịch thận trọng, vì trong những tuần gần đây thị trường nhìn chung tin rằng lãi suất của ECB sẽ giảm.
Trọng tâm chú ý của khu vực này đã chuyển sang những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng hoạt động kinh doanh trong khu vực đồng euro trong tháng 8 cho thấy sự mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên.
Các nhà giao dịch thống nhất dự đoán lãi suất của ECB sẽ tiếp tục được hạ thêm 25 điểm cơ bản trong kỳ họp ngày 12/9 và có thể sẽ có thêm 2 đợt giảm nữa trước khi kết thúc năm 2024.
Lạm phát ở Eurozone.3/ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÚC
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã nhấn mạnh rằng lãi suất cần phải duy trì ở mức như hiện tại trong một "thời gian dài" vì lạm phát cơ bản vẫn quá cao để có thể nới lỏng.
Các số liệu lạm phát tháng 7 (công bố vào Thứ Tư, 28/8) có thể cho thấy lạm phát chung của Úc giảm trở lại mức mục tiêu 2-3% lần đầu tiên sau ba năm.
Và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt sẽ đều gây áp lực lên ngân hàng trung ương. RBA đã trở thành một ngoại lệ trên toàn cầu khi họ miễn cưỡng hạ lãi suất trong khi nhiều đồng nghiệp khác tìm cách khởi động hoặc đã bắt đầu các chu kỳ nới lỏng.
Các nhà đầu tư cũng hy vọng rằng dữ liệu lạm phát có thể giúp gia tăng tâm lý người tiêu dùng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi gánh nặng về chi phí vay cao.
Ở nơi khác, báo cáo lạm phát tháng 8 của Nhật Bản (công bố vào thứ Sáu, 30/8) có khả năng cung cấp thêm manh mối về triển vọng lãi suất của Tokyo.
Lạm phát và lãi suất của Úc.4/ EURO TĂNG MẠNH
Đồng euro đang ở mức cao nhất trong năm nay so với đồng usd, được hưởng lợi từ những biến động gần đây trên thị trường toàn cầu.
Kỳ vọng khác nhau về lãi suất của Mỹ và khu vực đồng euro là lý do thúc đẩy USD tăng giá. Các nhà giao dịch dưh đoán từ nay đến cuối năm Fed sẽ hạ lãi suất tổng cộng 100 điểm cơ bản, tăng mạnh so với trước khi dữ liệu bảng lương mới nhất của Mỹ được công bố, trong khi dự đoán ECB sẽ chỉ hạ lãi suất 2 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản.
Câu hỏi đặt ra là liệu đồng euro, cũng đang ở mức cao nhất theo tỷ trọng thương mại, có thể duy trì đà tăng của mình hay không?
Hoạt động kinh doanh trong tháng 8 của Đức đã giảm nhiều hơn dự kiến là một dấu hiệu tiêu cực cho động cơ kinh tế của châu Âu, trong khi tăng trưởng tiền lương của khu vực đồng euro chậm lại trong quý trước hỗ trợ kịch bản ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Diễn biến tỷ giá trong những năm gần đây cho thấy những người đầu cơ đồng euro là một nhóm người nhút nhát. Họ có thể cần thêm cơ sở thuyết phục về sự phục hồi của đồng euro trước khi xuống tiền.
Biến động tỷ giá tiền tệ.5/ VÀNG TỎA SÁNG LẤP LÁNH
Giá vàng đã liên tiếp đạt những kỷ lục cao kể từ năm 2022 và từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 20%, hiện không còn xa mức 3.000 USD khi nhu cầu kim loại này gia tăng để bảo đảm sự an toàn cho tài sản trong thời kỳ rủi ro an ninh và bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng.
Cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã thúc đẩy đợt tăng giá vàng vào tháng 2 năm 2022. Giá hàng hóa tăng vọt sau đó đã thúc đẩy lạm phát, làm xói mòn giá trị của các tài sản tiền tệ.
Căng thẳng ở Trung Đông và sự bất ổn từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần đã thúc đẩy thêm nhiều đợt tăng giá nữa.
Giao dịch mua vàng thỏi được thúc đẩy thêm nữa khi triển vọng Mỹ sắp cắt giảm lãi suất, gây áp lực lên tiền USD và làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Kim loại này có mối quan hệ tiêu cực đối với USD.
Nhưng những nhà đầu cơ vàng nên ghi nhớ câu nói không bao giờ cũ rằng "không có gì tăng theo đường thẳng" vì thị trường thường "mua tin đồn, bán sự thật".
Giá vàng.Tham khảo: Reuters
Nhịp sống Thị trường