Những sự kiện tài chính thế giới quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 9-13/9/2024
Những diễn biến bất ổn từ đầu tháng 9 đến nay có thể sẽ chưa sớm dừng lại. Các nhà đầu tư đang lo lắng trước nhiều sự kiện vĩ mô quan trọng sẽ diễn ra trong tuần tới, có thể tác động khó đoán đến các thị trường.
- 02-09-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024
- 26-08-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 26-30/8
- 19-08-2024Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 19-23/8/2024
- 12-08-2024Những sự kiện tài chính quan trọng trên toàn cầu trong tuần 12-16/8/2024
Dưới đây là những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 9-13/9:
1/ MỸ LẠM PHÁT RA SAO?
Trọng tâm chú ý của các nhà đầu tư đang chuyển sang thị trường việc làm và tăng trưởng kinh tế của Mỹ, nhưng dữ liệu giá tiêu dùng ở nền kinh tế này - dự kiến công bố vào ngày 11 tháng 9 - vẫn có thể gây xôn xao.
Thị trường vẫn đang cân nhắc xem Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cần cắt giảm lãi suất bao nhiêu tại cuộc họp ngày 17-18 tháng 9. Do đó, mọi dữ liệu sắp công bố đều vẫn rất quan trọng.
Bằng chứng cho thấy lạm phát ở Mỹ vẫn tương đối mạnh, sẽ cản trở việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản - hiện được coi là kịch bản ít có khả năng xảy ra hơn so với việc Fed chỉ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Mặt khác, giá tiêu dùng giảm mạnh có thể được hiểu là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại nhiều hơn dự kiến, khiến cán cân nghiêng về phía cắt giảm mạnh.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các nhà kinh tế dự đoán lạm phát ở Mỹ trong tháng 8 tăng 0,2%, tương đương với mức tăng của tháng 7. -
Diễn biến lạm phát ở Mỹ.2/ ECB SẼ CÓ HÀNH ĐỘNG GÌ?
Ngân hàng Trung ương Châu Âu gần như chắc chắn sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ hai liên tiếp. Vì vậy, bất kỳ manh mối nào gợi ý về diễn biến cắt giảm lãi suất tiếp theo cũng đều trở nên quan trọng.
Hiện tại, các nhà giao dịch đều tin rằng ECB sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 9 này, và 50% khả năng sẽ hạ lãi suất một lần nữa trước khi kết thúc năm 2024 (hồi giữa tháng 7, thị trường nhận định ít có khả năng ECB sẽ tiếp tục hạ lãi suất sau tháng 9).
Với khả năng lãi suất của ECB sẽ được điều chỉnh giảm vào tháng 12/2024, hiện các nhà đầu tư đang nóng lòng muốn biết liệu tháng 10 có một đợt cắt giảm hay không?
Từng 2 lần rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan nên các nhà hoạch định chính sách của ECB vẫn cảnh giác không đưa ra bất kỳ lời hứa nào. Một số người theo chủ nghĩa thắt chặt vẫn từ chối cam kết hạ lãi suất vào tháng 9. Họ bất đồng quan điểm với những người theo chủ nghĩa ôn hòa về việc liệu triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu có đủ để xoa dịu nỗi lo về lạm phát hay không.
Lạm phát ở Eurozone trong tháng 8 đã giảm xuống chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu 2,2% của ECB, nhưng lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ và lạm phát lõi vẫn ở mức cao nên một số nhà hoạch định chính sách muốn có thêm bằng chứng cho thấy mục tiêu lạm pahts 2% có thể đạt được trước khi hạ mạnh lãi suất.
Lãi suất của ECB.3/ DIỄN BIẾN GIÁ DẦU-VÀNG VÀ TRÁI PHIẾU-CỔ PHIẾU NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
Các nhà đầu tư đang rất khó khăn khi đánh giá tình trạng kinh tế Mỹ từ góc nhìn của lĩnh vực trái phiếu hay thị trường chứng khoán. Diễn biến thị trường trái phiếu cho thấy kinh tế sắp suy thoái, trong khi giá cổ phiếu - bất chấp đợt bán tháo gần đây nhất - đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, phản ánh cảm giác tự tin vào một cuộc hạ cánh an toàn.
Vấn đề là, chỉ có thể 1 trong 2 phương án trên là đúng.
Hãy xem xét tỷ lệ giá vàng/dầu. Chỉ số này, phản ánh số thùng dầu thô cần thiết để mua một ounce vàng, đang ở mức cao nhất kể từ năm 2020. Tỷ lệ này giảm khi niềm tin vào nền kinh tế tăng lên vì chứng tỏ nhu cầu năng lượng sẽ cải thiện, và tăng khi lo ngại về tăng trưởng và suy thoái xuất hiện – vì khi đó đó triển vọng cắt giảm lãi suất sẽ tăng lên, từ đó có lợi cho vàng.
Giá vàng đang giao dịch gần mức cao kỷ lục, khoảng 2.500 đô la một ounce, trong khi dầu Brent đang chật vật để duy trì trên mức70 đô la một thùng. Với cặp đôi vàng – dầu này, một lần nữa, sẽ chỉ có biểu hiện của 1 trong 2 mặt hàng này là đúng.
Tỷ lệ giá dầu – vàng.4/ TÁC ĐỘNG TỪ DỮ LIỆU VIỆC LÀM VÀ ĐỒNG BẢNG ANH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT
Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất nhanh hơn các ngân hàng khác trong năm 2021 và dự kiến sắp tới sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn các ngân hàng khác, trừ khi dữ liệu quan trọng, như báo cáo tiền lương hàng tháng (công bố ngày 10 tháng 9) chứng minh được sự an tâm.
Khi BoE thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của chu kỳ này - vào ngày 1 tháng 8, trong một động thái mà các nhà giao dịch không mong đợi sẽ xảy ra lần nữa cho đến tháng 11 - ngân hàng này cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ mức tăng trưởng tiền lương, một yếu tố chính quyết định tỷ lệ lạm phát.
Tiền lương tại Anh tăng chậm nhất trong gần hai năm trong quý tính đến ngày 30 tháng 6, nhưng tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm và dân số lao động tăng mạnh hơn nhiều so với dự báo.
Nếu dữ liệu việc làm cho thấy thực tế thấp hơn dự kiến có thể sẽ có lợi cho người đi vay, nhưng làm suy yếu đồng bảng Anh, vốn đã tăng mạnh nhờ vào các khoản đặt cược rằng BoE sẽ giữ lãi suất ở mức tương đối cao.
Sở dĩ một số người đặt cược đồng bảng Anh sẽ tăng giá chủ yếu là do các nhà đầu cơ được tài trợ bằng nợ nắm giữ, họ có thể bán ra khi có dấu hiệu rắc rối thay vì rủi ro khi có lệnh gọi ký quỹ.
Thu nhập của người lao động Anh.5/ NHẬT BẢN BẦU THỦ TƯỚNG
Nhận định Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sẽ tiếp quản nỗ lực thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt hơn đã thúc đẩy cổ phiếu Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay, hỗ trợ cho chiến dịch thắt chặt lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản sau nhiều thập kỷ nước này rơi vào giảm phát và nợ nần gia tăng (mức nợ nhiều nhất trong nhóm các nước công nghiệp hóa).
Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida sẽ từ chức vì vụ bê bối quỹ đen. Các ứng cử viên thay thế ông có thể khoảng 10 người vào thời điểm chiến dịch bắt đầu, vào ngày 12 tháng 9.
Shinjiro Koizumi, con trai của một cựu Thủ tướng, được xem là "ngôi sao đang lên" trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP), trong khi ứng cử viên thứ hai, ông Shigeru Ishiba có lập trường thúc đẩy bình thường hóa chính sách trước đợt tăng lãi suất gây tranh cãi của BOJ vào tháng, còn Sanae Takaichi, ứng cử viên hàng đầu trong số các ứng cử viên nữ, là người theo chủ nghĩa phục hồi lạm phát.
BOJ hoạt động độc lập với Chính phủ, nhưng Chính phủ có thể gây áp lực đối với BOJ. Cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương Nhật Bản diễn ra chỉ một tuần trước cuộc bỏ phiếu của đảng cầm quyền, do đó quyết định lãi suất ở cuộc họp đó sẽ trở nên rất khó khăn.
Nợ của Chính phủ Nhật cao nhất trong nhóm G7.Tham khảo: Reuters
Nhịp sống Thị trường