Những sự thật về màu xanh ngát của bánh chưng mà nhiều người ăn bao năm vẫn lầm tưởng
Mỗi gia đình, mỗi vùng miền lại có cách gói bánh chưng khác nhau.
- 27-01-2024Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thể đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra
- 27-01-2024Loại lá được người Ấn Độ coi là "phương thuốc tuyệt vời", Việt Nam có nhiều nhưng ít người dùng
- 27-01-2024Khách Tây đi du lịch mùa đông Hà Nội và cái kết khi chủ quan với thời tiết Việt Nam
Là thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Bắc, song, năm nào cũng có những tranh cãi hay thắc mắc xoay quanh bánh chưng. Và mỗi lần như vậy, dân tình lại vỡ lẽ ra nhiều điều về một món ăn đã có từ xa xưa.
Bài viết thắc mắc về màu bánh chưng khiến dân tình chia làm 2 phe
Mới vừa qua rằm tháng Chạp, mạng xã hội đã liên tục xuất hiện những topic bàn tán về bánh chưng năm nay. Trong đó, gây chú ý nhất khi một tài khoản đăng lên thắc mắc về phần vỏ màu xanh của bánh chưng.
Cụ thể, người này viết rằng: "Mấy năm nay có mốt làm bánh chưng xanh kiểu này. Có ai thích bánh này làm ơn... chán nhanh nhé. Chuẩn bị Tết mà quảng cáo bánh chưng này, làm tôi chán bánh chưng luôn".
Kèm theo hình ảnh về bánh chưng màu xanh ngát khiến cư dân mạng nghĩ ngay tới câu chuyện người này đang nghi ngờ về phần vỏ bánh.
Dưới phần bình luận, nhiều người cho biết chưa từng ăn bánh chưng màu xanh đậm mà chỉ ăn màu xanh nhạt của lá dong. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng người đăng bài trên đang gây nhầm lẫn về bánh chưng. Có gia đình đã ăn bánh chưng vỏ màu xanh từ nhiều năm nay.
Dân mạng giải đáp về màu xanh của bánh chưng
Ngoài ra, nếu muốn đánh giá bánh chưng thì cần phải mô tả kỹ hơn về mùi vị, nhất là cảm nhận trực tiếp khi thử phần vỏ từ gạo nếp của bánh nữa.
Trên thực tế, bánh chưng xanh không phải "mốt" hay trào lưu như người này nhận định. Thông thường, chúng ta sẽ quen với bánh chưng truyền thống được gói từ phần gạo nếp trắng muốt, khi luộc lên sẽ có màu xanh ngà của lá dong gói bên ngoài. Chưa kể, bánh cũng thoang thoảng mùi lá dong quyện với nếp. Khi ăn bánh cảm nhận được cái thanh thanh, ngon lớp của gạo, của lá.
Song, cũng có rất nhiều gia đình ở các tỉnh thành thường giã lá giềng vắt vào nước, trộn với gạo nếp, để khi chín cho ra màu xanh tươi hơn. Ngoài lá giềng, có nhà còn lấy lá rau ngót + lá nếp để trộn với gạo. Nấu xong, bánh chưng lên màu đẹp mắt và có mùi thơm, dền bánh hơn. Như ở hình 1 của bài đăng trên, nhiều người cũng nhận định là bánh đã trộn lá giềng vào gạo chứ không phải phẩm màu.
Nhiều gia đình khoe ảnh gạo trộn nước lá giềng cho màu xanh. Ảnh: Nhàn Giò Chả, Như Trang
Bên cạnh đó, một số gia đình dùng nếp cốm Tú Lệ, có màu xanh sẵn để gói bánh chưng. Hay có nhà còn dùng các cây lá trên rừng để tạo nhiều màu sắc khác nhau cho bánh chưng.
Tuy nhiên, cũng không phải không có trường hợp bánh chưng pha phẩm màu vào gạo cho ra màu xanh. Song, với những người sành ăn hay người chuyên gói bánh thì có những mẹo giúp dễ dàng phân biệt hơn. Theo như chia sẻ của một gia đình làm bánh chưng ở làng nghề Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội): "Không khó để phân biệt bánh chưng nhuộm màu hóa học. Có màu hóa học vào thì lớp lá dong khi luộc lên cũng sẽ bị nhuốm thành màu xanh ngát, sáng bóng, không hề bị xuống màu ngà như thường thấy.
Chưa hết, bánh chưng trộn phẩm màu khi luộc chín, bóc ra sẽ có màu xanh đồng nhất. Còn bánh chưng dùng lá giềng hay lá nếp vẫn sẽ có lốm đốn xanh nhạt, vàng, không đều màu. Mùi của bánh nhuộm phẩm không thơm mùi lá dong, màu tự nhiên sẽ thơm mùi lá riềng nhưng không nồng".
Tri Thức Trẻ