Những thói quen giáo dục của gia đình khiến trẻ học kém
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những khả năng tiềm ẩn, việc phát huy hay làm thui chột năng lực vốn có của trẻ một phần là do thói quen của chính các bậc cha mẹ.
- 27-11-2022Chủ tịch FPT Telecom và "cá mập" của Shark Tank Mỹ cùng khuyên giới trẻ cách làm giàu: Phải kiếm thật nhiều tiền rồi mới làm việc mình thích
- 27-11-2022Mới 18 tuổi, tiền vệ Tây Ban Nha đã làm điều không tưởng tại World Cup 2022: Tuổi trẻ tài cao là đây chứ đâu
- 25-11-2022"Đội trưởng Mỹ" Pulisic: 21 tuổi trở thành cầu thủ đắt giá nhất xứ cờ hoa
- 25-11-2022Trước 40 tuổi không nắm chắc 4 bài học này thì đừng hỏi sao về già cuộc sống vất vả
- 21-11-2022Chú chim 'chạy marathon' trên trời trong 11 ngày liên tục, bay hơn 13.500km
- 17-11-2022Làm việc mãi chưa được thăng tiến, chuyên gia chiến lược khẳng định người có 5 kỹ năng này dễ được cấp trên trọng dụng
Theo các chuyên gia giáo dục, sau đây là những thói quen xấu của các bậc cha mẹ, không những không làm cho trẻ học tốt hơn, mà thậm chí còn làm thui chột năng lực của trẻ, khiến trẻ ngày càng kém đi.
1. Luôn hỏi về vị trí của trẻ trong lớp
Cha mẹ không nên khẳng định hay phủ nhận năng lực của con mình bằng việc dựa vào thứ hạng của điểm thi sau các kỳ thi. Việc liên tục nhấn mạnh đến thứ hạng của đứa trẻ khi đứa trẻ không được đứng thứ hạng cao hay đứng đầu lớp chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti.
Và việc soi vào kết quả thi của trẻ để đánh giá năng lực thực sự của trẻ sẽ khiến cho trẻ ngộ nhận, từ đó mắc hội chứng tự phủ nhận, nghĩ mình dốt sẽ không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn cản trở sự phát triển chung của chúng trong tương lai.
2. Thường đổ lỗi cho con khi thất bại
Khi đứa trẻ chưa thành công hay thất bại, đó không phải là vấn đề hoàn toàn do con, mà còn có nhiều yếu tố liên quan khác. Nếu đánh giá sự thất bại hoàn toàn là do lỗi của chính nó chính là một cái nhìn phiến diện.
Ví dụ, khi hai đứa trẻ cùng bị điểm kém khi làm bài kiểm tra, phụ huynh A nói với đứa trẻ: "Bố mẹ rất quan tâm đến điểm kiểm tra của con, nhưng bố mẹ tin rằng bài kiểm tra này chưa phản ánh đúng trình độ của con. Con phải cố gắng lên nhé!".
Phụ huynh B nói với đứa trẻ: "Sao con lại dốt như vậy! Nếu con không biết làm một câu hỏi đơn giản như vậy, sau này chắc chắn con sẽ không thể thi đỗ vào đại học!".
Từ ví dụ, chúng ta có thể thấy, phụ huynh A đang truyền tải cho con một thông điệp về sự quan tâm và yêu thương, trong khi phụ huynh B lại cho con nghe những thông điệp thể hiện sự lo lắng, tiêu cực và oán trách.
Lời nói của phụ huynh A có thể kích thích sự nhiệt tình của trẻ em để học hỏi thêm và tập trung vào giải quyết vấn đề, nhưng lời nói của phụ huynh B vô tình làm giảm sự nhiệt tình học tập và sự tự tin của trẻ em. Trẻ thường sống theo mong đợi của cha mẹ và giáo viên, và những dự đoán tiêu cực cho trẻ em có thể gây hại đến tương lai của đứa trẻ.
3. Thường xuyên ngăn không cho trẻ chơi và ra lệnh cho trẻ ngồi vào bàn học
Chơi là bản chất của trẻ, nếu bạn mù quáng ngăn trẻ lại, thường xuyên cấm trẻ chơi và ép học chính là sai lầm rất lớn trong giáo dục.
Nếu bạn luôn ép trẻ học không ngừng, con bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nhàm chán mỗi lần phải ngồi vào bàn học. Giáo dục thành công là chuyển từ "bắt con học" thành "con muốn học", tức là chuyển động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong, huy động triệt để hứng thú học tập của trẻ. Giáo dục không phù hợp sẽ chỉ làm mất hứng thú học tập ban đầu của trẻ.
4. Quá nhiều sự áp đặt trong cuộc sống và học tập khiến trẻ không hình thành được thói quen học tập tốt
Nếu cha mẹ muốn làm cho con mình có diện mạo mới, phong thái mới trong học tập, trước tiên họ phải thay đổi chính mình, phải loại bỏ những khuôn mẫu cũ, kinh nghiệm cũ và cách làm cũ trong tâm trí trẻ càng nhiều càng tốt, đồng thời áp dụng những ý tưởng mới, mô hình mới và cách làm mới để tạo thói quen tốt cho trẻ, lâu dần trở thành bản năng của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ đang có những cách tiếp cận tương đối rập khuôn đối với vấn đề giáo dục con cái. Một số phương pháp trong số đó được thực hành đúng, nhưng không ít trong số đó chắc chắn là không đúng.
Nếu con bạn rèn luyện và giáo dục rất thành công, năng lực học tập tốt, tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn và cách giao tiếp với cha mẹ của trẻ đều xuất sắc, bạn không cần lo lắng khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, bạn không cần lo lắng gì về việc thi vào cấp 2 hay đại học, tương lai của trẻ hoàn toàn không phải lo lắng, nếu bạn hoàn toàn làm được điều này thì có thể nói phương pháp giáo dục gia đình của bạn là đạt tiêu chuẩn.
Còn nếu rơi vào trường hợp, càng dạy con bao nhiêu, thành quả nhận được không được như bạn mong đợi, thì bạn buộc phải xem lại phương pháp của mình. Khi bạn dạy trẻ chưa thành công, thì hoặc là phương pháp chưa đúng, hoặc là bối cảnh chưa đúng, hoặc là chưa phù hợp với cá tính của chính con bạn. Hãy sớm thay đổi bằng cách nhìn vào kết quả của trẻ, sự thay đổi theo hướng tích cực của trẻ./.
VOV