Những tình huống cần giả vờ 'ngốc nghếch', làm được mới là sống thông minh thật sự
Đi thăm họ hàng, dù không thích con họ đến đâu cũng không nên thể hiện rõ ràng, cũng không nên mỉa mai hay phê bình.
- 26-06-2023Người thông minh dùng đầu để nói, thay vì dùng miệng
- 25-06-2023Tỷ phú được Bill Gates thần tượng có cách dạy con thú vị: Cha mẹ ngốc cho tiền, cha mẹ năng lực cho mối quan hệ, cha mẹ thông minh trao ý thức trách nhiệm
- 23-06-2023Bỏ việc để kinh doanh nhưng bỏ vốn 200 triệu đồng thu về 1% lãi: cô gái thay đổi mô hình thông minh, bất ngờ đẩy doanh số lên hơn nửa tỷ đồng sau 6 tháng
Trong cuộc sống này, thứ đáng sợ nhất có lẽ là lòng người. Đối nhân xử thế hay giao tiếp trong các mối quan hệ cũng là môn nghệ thuật không phải ai cũng giỏi.
Sống thông minh là không phải lúc nào cũng tỏ ra mình hiểu biết và vượt trội hơn người khác, đôi khi giả vờ ngốc nghếch, tỏ ra không biết gì mới là trí tuệ.
1. Đến nhà người khác dùng bữa, nếu không hợp khẩu vị, hãy ăn ít hơn, nhưng nhất định không được nói ra. Nếu quan hệ đôi bên quá thân thiết, chỉ cho ý kiến một cách khéo léo khi đối phương đề cập đến.
2. Trong một nhóm ba người, bạn vô tình biết được hai người kia có những cuộc hẹn riêng, cách đối mặt lúc này là tỏ ra bình thường và tự hiểu. Bạn có thể nghĩ theo hướng tích cực hơn là họ có nhiều chuyện cần phải giải quyết mà bản thân lại không phù hợp.
3. Đồng nghiệp mời ăn uống, bạn không được mời, sau đó không hỏi, không nhắc, cũng không nghe ngóng.
4. Nếu bạn biết người yêu cũ của đối tượng hiện tại, đừng nhắc đến khi cả hai cãi nhau, nếu không, mối quan hệ đôi bên sẽ xuất hiện vết thương không thể khép miệng!
5. Những “động thái nhỏ” sau lưng đồng nghiệp nhằm vào mình, biết trong lòng là đủ. Đây chính là quan hệ cạnh tranh bình thường trong môi trường làm việc, không cần phải quá ngạc nhiên, tập trung vào bản thân và hoàn thành đúng trách nhiệm.
6. Người khác nói lời độc ác, nhưng bản thân không làm, chỉ cần trong lòng hiểu rõ, cũng không cần luôn miệng phân bua. Vì nếu lời lẽ và thái độ không phù hợp lại thành ra bạn “giấu đầu lòi đuôi”, “trong lòng có quỷ nên mới giật mình”.
7. Ngay cả khi bạn tìm ra giải pháp nhanh chóng để giải quyết chuyện mà bạn không phải trả tiền hoặc bỏ công sức, cũng đừng nên nói ra một cách đầy tự hào. Núi cao còn có núi cao hơn, khoe khoang mình tài giỏi không khác gì tự hạ thấp bản thân.
8. Gia đình hàng xóm ly hôn, họ không đề cập thì đành phải giả vờ không biết, hành xử bình thường. Bởi lẽ chuyện nhà người khác vốn đã không nên động vào, huống hồ bản thân còn chưa biết người trong cuộc có “ổn” với vấn đề đó hay không.
9. Sau khi kết hôn, phát hiện bố mẹ chồng luôn mang đồ đến cho chị dâu, giả vờ không biết là cách làm đúng đắn nhất trong trường hợp này. Đừng nhúng tay, cũng đừng ca thán so bì nếu không muốn các thành viên trong gia đình xung đột, tình cảm sứt mẻ.
10. Nếu thấy đồng nghiệp mặc quần áo mới và trông họ thực sự không đẹp, bạn cũng nên khen ngợi họ vài câu. “Chất vải này rất đẹp, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ đẹp hơn nếu mặc theo phong cách này…”. Sử dụng câu từ để không khiến đối phương bị hụt hẫng và tổn thương, xét cho cùng, gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau!
11. Đối diện với người suốt ngày luôn kể khổ trước mặt mình, trong lòng tự hiểu là được, đồng thời giữ khoảng cách vì kiểu người này không nên kết thân.
12. Nếu vô tình nhìn thấy lương của đồng nghiệp thì cứ tự hiểu trong lòng, đừng nói ra, đừng đánh giá cũng đừng bàn luận.
13. Đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thật ra bạn đã biết, nhưng lúc này cũng nên ngồi lại lắng nghe. Không chỉ riêng đồng nghiệp, mà mối quan hệ nào cũng vậy. Biết cách lắng nghe là sự tôn trọng cơ bản nhất. Thử tưởng tượng xem, một người rất háo hức kể cho bạn nghe một chuyện, nhưng chưa kịp mở miệng, mà bạn đã cắt ngang và cho rằng mình đã biết, trong lòng người kia ít nhiều cũng có sự thất vọng, xấu hổ, về sau không còn muốn chia sẻ với bạn như trước.
14. Đồng nghiệp ngày ngày khoe khoang điều kiện gia đình tốt như thế nào, người thông minh thì chỉ cần nghe vậy là được, cho dù bản thân giàu có hơn hay phải tiết kiệm từng đồng, cùng đừng nên phân bua và bình luận, nhìn thấu nhưng không nói ra sự thật.
15. Khi bị hỏi chuyện riêng tư, nếu không thể dứt khoát từ chối thì phải biết giả vờ “ngốc nghếch”, không nghe thấy hoặc lảng sang chuyện khác.
16. Đi thăm họ hàng, dù không thích con họ đến đâu cũng không nên thể hiện rõ ràng, cũng không nên mỉa mai hay phê bình.
17. Khi biết gia đình bạn bè lục đục vì một trong hai không chung thủy, đừng nói lung tung, nếu gia đình họ bị ảnh hưởng, thì người bị nhắc tên kể tội đầu tiên chính là bạn.
18. Biết được bạn bè hay họ hàng kinh doanh thua lỗ, nếu bạn không có ý định cho họ vay tiền, thì đừng hỏi họ thua lỗ bao nhiêu.
19. Quan hệ vợ chồng của đối phương đặc biệt căng thẳng, nhưng trước mặt bạn, họ lại tỏ ra rất tình cảm, nhưng chỉ cần trong lòng bạn hiểu là được, cũng không cần thiết hỏi han vì cho là đôi bên thân thiết.
Phụ nữ Việt Nam