Những triệu phú ẩn danh giàu nhờ chứng khoán
Những con người tưởng chừng rất bình thường nhưng đều có khối tài sản kếch xù.
- 09-05-2018Triệu phú Mỹ tiết lộ 2 sai lầm tài chính nghiêm trọng khiến hầu hết mọi người không thể làm giàu trước 30 tuổi
- 06-05-2018Những dấu hiệu cho thấy bạn đang trên đường trở thành triệu phú đôla dù bạn không nhận ra
- 06-04-2018Những người siêu giàu mất bao lâu để từ triệu phú thành tỷ phú?
- 18-03-2018Triệu phú về hưu ở tuổi 37 chia sẻ 3 chiến lược đơn giản để nghỉ hưu sớm mà ai cũng có thể thực hiện được
- 06-03-2018Lý do Singapore trở thành quốc gia ít tham nhũng bậc nhất thế giới: Từ thủ tướng tới bộ trưởng, tất cả đều là triệu phú chỉ nhờ... lương
- 16-01-2018Những triệu phú trẻ tuổi nổi lên từ cơn sốt bitcoin, ethereum: Não tôi đã bị mẫn cảm với biến động
Sylvia Bloom, nữ thư ký lặng lẽ tích luỹ hơn 9 triệu USD qua nhiều thập kỷ "bắt chước" danh mục đầu tư của giám đốc, là người mới nhất gia nhập danh sách triệu phú ẩn danh, sống dưới vỏ bọc nghèo khổ cho đến khi qua đời.
Mỹ còn rất nhiều người có câu chuyện tương tự. Dưới đây là 3 cái tên nổi bật.
Người quét dọn thích chọn cổ phiếu
Ronald Read, một cựu nhân viên trạm xăng kiêm quét dọn được biết đến như một người kín tiếng. Chỉ sau khi ông qua đời vào tháng 6/2014, cả thị trấn Brattleboro (Vermont, Mỹ) mới biết ông có 8 triệu USD khi ông quyên tặng số tiền này cho thư viện và bệnh viện.
Ronald Read.
Read có tài nhận biết những cổ phiếu có tiềm năng và đọc tờ Wall Street Journal mỗi ngày. "Đầu tư và xẻ gỗ, ông ấy giỏi cả 2", luật sư của ông, Laurie Rowell, nói với Reuters trong 2015.
Read sống tằn tiện đến mức từng có người trả tiền cà phê hộ vì tưởng ông không thể trả, Rowell cho biết. Ông thường dành thời gian rỗi đi nhặt cành cây rơi để về xây bếp và đỗ xe ở nơi không có đồng hồ tính giờ để tiết kiệm tiền xu.
Nữ thư ký giữ 3 cổ phiếu giá 60 USD từ 1935
Giống như nhiều người trải qua cuộc Đại suy thoái, Grace Groner rất hạn chế tiêu tiền. Bà lấy quần áo từ chợ đồ thùng; đi bộ thay vì mua xe và sống trong căn hộ một phòng ngủ ở Lake Forest (Illinois, Mỹ).
Grace Groner. (Nguồn: Seeking Alpha)
Trong 1935, bà bỏ 180 USD mua 3 cổ phiếu phát hành đặc biệt của công ty y tế Abbott nơi bà làm thư ký và giữ không bán; cổ tức cũng được tiếp tục tái đầu tư. Khi bà qua đời vào tháng 1/2010 ở tuổi 100, khoản đầu tư này đáng giá 7 triệu USD.
Groner dùng số cổ phiếu làm chương trình học bổng cho trường cũ - Cao đẳng Lake Forest.
Sống bằng bơ lạc và kem, dành tiền mua cổ phiếu
Doris Schwartz, một cựu giáo viên và tiếp viên hàng không ở West York (Pennsylvania, Mỹ), để lại hơn 4 triệu USD khi qua đời vào 2013 ở tuổi 93. Những người xung quanh không khỏi ngạc nhiên vì bà sống trong một ngôi nhà cũ bố mẹ để lại và chi tiêu như thời Đại suy thoái. Bà luôn tự cắt tóc; hầu như chỉ ăn bơ lạc và kem và chỉ mua đồ giảm giá.
Schwartz sống một mình nên không ai biết về những khoản đầu tư của bà. Luật sư phải lục qua 9 thùng tài liệu lớn để xem lại lịch sử tài chính và phát hiện bà có tài sản đầu tư trên toàn thế giới.
Schwartz từng đi đến nhiều quốc gia trên thế giới khi còn là tiếp viên hàng không. (Nguồn: Submitted)
Bà lập danh mục tại châu Âu và Nhật Bản, có tài khoản ngân hàng ở Singapore và có thể là cả Hong Kong. Thậm chí, bà cất một két có chứa lá vàng in tiếng Việt. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy những lá thư từ ngân hàng Credit Suisse ở Thụy Sĩ cho thấy bà có một két gửi ở đó chứa đầy đầy vàng thỏi.
Khi còn sống, bà không dùng tivi nhiều và chỉ xem thể thao hay các báo cáo thị trường, một người quen chia sẻ. Bà cũng luôn ghi lại mọi thứ vào mặt sau của tập phong bì dùng rồi, cả lưu ý về đầu tư cũng như tính toán lỗ lãi chứ không bao giờ dùng máy tính.
Bà để lại gần hết tài sản cho quỹ từ thiện địa phương.