Những tuyến đường và khu vực nào hay xảy ra buôn lậu, vận chuyển hàng giả?
Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, nhiều vụ vi phạm bị phát hiện tập trung chủ yếu vào các loại hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất dấu như vàng, sản phẩm của động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp...
- 21-05-2018Bất lực với hàng nhái giá ‘cắt cổ’ ở chợ Bến Thành?
- 20-05-2018Sản phẩm chống nắng chống tia UV: Chiêu trò câu khách!
- 20-05-2018Kiểm soát ớt bột có thể gây ung thư
Ngày 18/5/2018, tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ) đã tổ chức giao ban thường trực quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2018. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực chủ trì buổi giao ban.
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I/2018 các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 45.949 vụ việc vi phạm, thu nộp Ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 4.062 tỷ 862 triệu đồng, khởi tố 642 vụ (tăng 51,77% so với cùng kỳ năm 2017), 754 đối tượng (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2017).
Trên tuyến biên giới đường bộ phía Bắc, nổi lên hoạt động vận chuyển, buôn bán chất trái phép, hàng hóa như quần áo, hoa quả, nông sản, thực phẩm, các loại gia cầm, đặc biệt là xuất hiện tình trạng vận chuyển, buôn bán tiền giả. Tại miền Trung, tình trạng buôn lậu gỗ, rượu ngoại, đường cát... diễn ra rất phức tạp (Quảng Trị). Đối với miền Tây Nam Bộ, hoạt động vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá ngoại, đường cát vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại khu vực Đức Hòa, Đức Huệ Long An và biên giới tỉnh An Giang.
Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, nhiều vụ vi phạm bị phát hiện tập trung chủ yếu vào các loại hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất dấu như vàng, sản phẩm của động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà... Tình trạng lợi dụng hình thức quà biếu, hàng xách tay trốn thuế và thẩm lậu vào nội địa tiêu thụ cũng diễn ra phổ biến.
Tuyến đường biển, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu, khoáng sản, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng còn diễn biến phức tạp, trọng điểm là tại vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau...
Trong thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu còn diễn ra nhiều nơi. Đặc biệt là tại các đô thị, thành phố lớn... đáng quan tâm, có tình trạng một số hiệp hội đã trao tặng thương hiệu sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm cho quần chúng nhân dân hoang mang, lo lắng.
Tại buổi giao ban, đại diện Ban chỉ đạo 389 của các bộ, ban ngành cho rằng, mặc dù, thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn, chú trọng tập trung thực hiện, từng bước vào nề nếp, phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đa số các đại diện đều cho rằng, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn chưa phản ánh đúng với tình hình thực tế.
Phát biểu tại buổi giao ban, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, thời gian tới, để công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm đồng thời sửa đổi, bổ sung và đề xuất kiến nghị các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Nhịp sống kinh tế