MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những yếu tố có thể cản đường Fed tăng lãi suất

14-12-2016 - 08:53 AM | Tài chính quốc tế

Giới chức Fed có vẻ vẫn muốn lãi suất sẽ được tăng từ từ.

Thị trường chứng khoán tăng điểm, lợi suất trái phiếu tăng và sự trở lại của áp lực lạm phát đã tạo nên những thách thức mới cho Fed khi mà Fed đang ở trong cuộc họp kéo dài 2 ngày được mong chờ nhất trong năm.

Giới quan chức Fed vẫn tỏ ra rất cẩn trọng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức đáy 9 năm và nền kinh tế đang tăng tốc. Trong khi, giới quan sát Fed đang cho rằng viễn cảnh cắt giảm thuế và tăng chi tiêu tài khóa dưới thời Donald Trump cũng như giá dầu và kỳ vọng lạm phát tăng đều là những nhân tố ủng hộ tăng lãi suất.

Phần lớn nhà đầu tư đều dự đoán Fed sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất lên khoảng 0,5-0,75%. Triển vọng kinh tế Mỹ đã thay đổi tích cực kể từ lần cuối cùng giới chức Fed công bố dự báo kinh tế vào tháng 9. Thời điểm đó, Fed hạ mức tăng trưởng và lạm phát dự báo trong năm nay và cho rằng thất nghiệp sẽ tăng nhẹ vào cuối năm. Tuy nhiên sau đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4,6% - mức thấp nhất kể từ năm 2007. Trong quý III, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng gia tăng.

“Là một lãnh đạo NHTW, tôi cho rằng ở thời điểm này chúng ta phải rất bình tĩnh, đó là điều rất quan trọng. Hãy để các sự kiện và chính sách được bộc lộ hết, đừng vội đánh giá trước điều gì bởi bạn biết đấy chúng có thể sẽ là một cái gì đó mà chúng ta không thể dự đoán được”, Chủ tịch Fed Dallas – Robert Kaplan trả lời trong một cuộc phỏng vấn với tờ WSJ.

Lãi suất tăng là một nhân tố quyết định đối với nhiều nhà đầu tư trong việc đánh giá triển vọng giá cả nhiều loại hình tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ. Theo giới quản lý quỹ, lạm phát tăng trong năm 2017 là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thị trường chứng khoán Mỹ - nơi mà chỉ số ngành công nghiệp DJIA đang ngấp nghé vượt mốc 20.000 lần đầu tiên trong lịch sử.

Còn giá dầu thì liên tục tăng cao sau khi sau khi các quốc gia sản xuất dầu cả trong và ngoài OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, trên thị trường trái phiếu kỳ vọng lạm phát 10 năm tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm và đang ngấp nghé vượt mức lạm phát mục tiêu 2% của Fed.

Lợi suất hòa vốn 10 năm – mức chênh lệch lợi suất mà nhà đầu tư yêu cầu để nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm thay vì trái phiếu TIPS (có mệnh giá và lãi suất coupon được điều chỉnh theo lạm phát) – tăng lên 2,01 điểm phần trăm - mức cao nhất kể từ tháng 9/2014. Điều đó cho thấy nhà đầu tư, sau nhiều năm hoài nghi, cuối cùng đã tin rằng lạm phát sẽ ở mức mục tiêu 2% mà Fed đã đề ra cho thập kỷ tới.

Trong một báo cáo đưa ra ngày hôm qua, giới phân tích tại BlackRock đã gợi ý mua vào trái phiếu TIPS và dự kiến lợi suất hòa vốn sẽ tiếp tục tăng cao.

Kết phiên ngày hôm qua, TTCK Mỹ đang hướng tới tuần tăng tốt nhất kể từ ngày bầu cử Mỹ.Chỉ số Dow Jones đang tiến tới mốc 20.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử.

Donald Trump với vai trò là Tổng thống Mỹ và chính quyền mới của mình được kỳ vọng sẽ có khả năng đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi thời kỳ tăng trưởng chậm kể từ khủng hoảng tài chính.

Điều đó có sức ảnh hưởng to lớn tới Fed. Chính sách kích thích tài khóa của Trump có thể kích cầu và kéo lạm phát tăng cao hơn.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ cũng củng cố triển vọng lạm phát bởi giá dầu tăng đồng loạt có thể đẩy giá hàng tiêu dùng tăng cao.

Tuy nhiên, những tín hiệu đó lại chính là một thách thức mới ngăn cản Fed tăng lãi suất.

Một khi chi phí vay tăng cao, khoảng cách giữa nền kinh tế Mỹ và phần còn lại của nhóm các nền kinh tế phát triển - nơi mà các NHTW trên thế giới đã dành cả một năm nay để mở rộng chính sách tiền tệ thay vì thu hẹp. Tuần trước, ECB đã thỏa thuận không thay đổi lãi suất mà mở rộng chương trình mua sắm trái phiếu thêm 9 tháng cho đến cuối năm sau, mặc dù với khối lượng ít hơn.

Hồi tháng 8, sau khi nước Anh kết thúc cuộc trưng cầu dân ý với phiếu rời khỏi EU, NHTW nước này đã cắt giảm lãi suất và làm hồi tỉnh chương trình mua sắm trái phiếu đã được thi hành trong kỷ nguyên khủng hoảng tài chính.

Khoảng cách giữa Fed và các NHTW khác tại châu Âu và Nhật Bản "sẽ giữ lãi suất Mỹ tăng quá nhanh và quá cao", Alan MacEachin - nhà kinh tế tại Navy Federal Credit Union nhận định.

Anh Sa

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên