Nhượng quyền thương hiệu – lời giải cho bài toán khởi nghiệp?
Nếu đi đúng hướng, việc nhượng quyền thương hiệu sẽ mang lại lợi ích win – win cho cả bên nhượng quyền và đối tác, đặc biệt là những người muốn khởi nghiệp kinh doanh.
Thích ứng dần với xu hướng chung và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, vài năm gần đây, hình thức nhượng quyền kinh doanh trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là người trẻ khởi nghiệp bởi họ có thể bỏ qua giai đoạn xây dựng thương hiệu để đi thẳng vào phát triển và đẩy mạnh doanh thu cửa hàng.
Học hỏi và biến đổi
Năm 2016, Lê Quốc Thạch khi đó 27 tuổi, đăng ký thương hiệu bánh mì kẹp thịt nướng Kebab Torki sau 2 năm tìm tòi, thử nghiệm để ra được mô hình phù hợp nhất đưa vào thị trường nhượng quyền. Ở Việt Nam lúc đó, hiểu biết về nhượng quyền còn khá ít ỏi và dè dặt, Thạch vừa ra sức đầu tư cho cửa hàng bánh mì kẹp thịt nướng của mình thật chất lượng và ghi điểm với khách hàng, vừa tìm kiếm cơ hội mở rộng. Thay vì chọn phương pháp truyền thống là mở thêm cửa hàng, Thạch tiếp cận với các đối tác, mở ra cho các nhà đầu tư cơ hội kinh doanh cộng hưởng với mình.
Để có mặt ở 31 tỉnh thành, với hơn 110 cửa hàng lớn nhỏ cùng đối tác như hiện nay, Thạch đã tốn không ít thời gian để học hỏi và biến đổi. Theo CEO trẻ tuổi này, vì còn mới mẻ nên việc thuyết phục các đối tác mua nhượng quyền không hề dễ, thêm vào đó bản thân anh cũng phải ý thức rõ về pháp lý và hiểu tài sản của mình khi bắt tay vào. Anh phải xây dựng hoàn chỉnh quy trình về nhượng quyền thương hiệu Kebab Torki bao gồm các bước Tìm hiểu và tư vấn thương hiệu, Tìm kiếm địa điểm kinh doanh và đàm phán ký kết hợp đồng, Đào tạo, setup và chuyển giao rồi Khai trương điểm bán. Theo Thạch, nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, các đối tác mới đủ tin tưởng đầu tư và bản thân anh cũng mới sẵn sàng giao "đứa con" tinh thần của mình cho họ.
Mỹ Linh, 20 tuổi, sinh viên yêu thích món bánh mì này nhờ lớp vỏ giòn và nhân bánh đậm đà.
Không đem con bỏ chợ
Nhượng quyền thương hiệu là một sân chơi tiềm năng, nhưng thương trường vốn là chiến trường. Nhượng quyền hẳn nhiên có thể thu lợi, nhưng nếu chỉ lo thu phí mà không đồng hành thì lợi bất cập hại, mất cả uy tín lẫn cơ hội phát triển sau này. Chính vì vậy, bên nhượng quyền phải rất quan tâm bên mua nhượng quyền, giúp đối tác đi lên cũng chính là tự giúp mình. Đó là win-win.
Ý thức được điều đó, phương châm của Kebab Torki là chia sẻ để đồng hành cùng phát triển. Khi nhượng quyền, Kebab Torki cung cấp nguyên liệu chuẩn, đảm bảo chất lượng, hỗ trợ đào tạo tay nghề chế biến, tiếp cận quy trình thực hiện, thành phẩm tiêu chuẩn cho đối tác. Không chỉ có hệ thống nhà phân phối ở các vùng miền, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của đối tác, Kebab Torki còn thường xuyên kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo chất lượng và quy trình chuẩn ở mỗi cửa hàng. Điều này đã giúp bên được nhượng quyền có ý thức làm đúng hợp đồng, giảm thiểu rủi ro, đồng thời góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu Kebab Torki trên thị trường. Ngoài ra, CEO của Kebab Torki rất chú trọng hệ thống quảng bá thương hiệu. Kebab Torki cũng cho phép các đối tác sử dụng hệ thống này và được hỗ trợ về mảng quảng cáo, marketing.
Anh Lê Quốc Thạch, sáng lập thương hiệu KeBab Tỏki trong một xe bánh mì tại khu dân cư Trung Sơn, Q. Bình Chánh, TP. HCM.
Bước đệm cho người trẻ
Để có được thành công hiện nay, anh Thạch cũng trải qua những bước đi khó khăn để khởi nghiệp. Chính vì lẽ đó, anh luôn muốn tạo ra môi trường cho những người có quyết tâm để có sự nghiệp tốt hơn trong tương lai. Theo CEO của Kebab Torki, hai đối tượng mà anh hướng đến trong thị trường nhượng quyền hiện nay là người đã đi làm muốn có vốn kinh doanh và người trẻ khởi nghiệp. Với những ai có ý chí và tâm huyết nhưng không có nhiều tiền, anh Thạch đưa ra các phương án linh hoạt như hạ giá vốn phù hợp hay cho trả góp.
Anh Phong (22 tuổi) quê Củ Chi là một đối tác trẻ của Kebab Torki. Kebab Torki cho Phong trả góp và tư vấn kế hoạch kinh doanh, địa điểm bán hàng phù hợp. Chỉ sau ít tháng, Phong mở thêm chi nhánh mới với lợi nhuận mỗi xe hơn 30 triệu đồng/tháng. Đó chỉ là một trong những câu chuyện khởi nghiệp được Kebab Torki chắp cánh trong những năm qua. Theo anh Thạch: "Làm việc với những bạn trẻ tâm huyết, tôi có thể không thu được lợi nhuận nhiều từ đầu, nhưng họ sẽ là những người bạn đồng hành vững chắc để cùng Kebab Torki phát triển, vươn xa hơn, đến với nhiều người tiêu dùng hơn".
Kebab Torki đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam 4-0316872-000 Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đối tác có nhiều hình thức để lựa chọn khi nhượng quyền hoặc hợp tác với Kebab Torki. Các cửa hàng trong hệ thống sẽ không phải cạnh tranh với nhau do Kebab Torki đã tính toán từ đầu về phạm vi phục vụ thích hợp. Với một cửa hàng Kebab Torki, các nhà đầu tư cần chuẩn bị 70-120 triệu tiền vốn, bao gồm chi phí nhượng quyền thương hiệu, chi phí đầu tư các dụng cụ, máy móc phục vụ… Doanh thu hàng tháng ước đạt 80-100 triệu/tháng và doanh thu cao nhất được thống kê đạt 324 triệu/tháng với khoảng 600 chiếc bánh bán hết mỗi ngày.
Thông tin thêm về Nhượng quyền và Hợp tác kinh doanh cùng Kebab Torki: 1900.63.61.98.