MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?

10-06-2024 - 06:57 AM | Doanh nghiệp

Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng nhưng hiện mới cam kết khắc phục hậu quả hơn 1.000 tỉ đồng.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 1.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 2.

Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành 3 gói trái phiếu, chiếm đoạt 24.969 tỉ đồng; Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP HCM phát hành 20 gói trái phiếu, chiếm đoạt 2.000 tỉ đồng; Công ty CP Đầu tư & Phát triển Sunny World phát hành 1 gói trái phiếu, chiếm đoạt 1.612 tỉ đồng và Công ty CP Đầu tư Quang Thuận phát hành 1 gói trái phiếu, chiếm đoạt 1.500 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra xác định số tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 3.

Cơ quan điều tra xác định thủ đoạn phạm tội chính của các bị can trong việc tạo lập trái phiếu của 4 công ty là thành lập công ty "ma" rồi thuê người đứng tên, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu...

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 4.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 5.

Sau khi được thành lập, có 656 công ty "ma" được sử dụng để vay tiền tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Trong đó, 435 công ty còn dư nợ gốc và lãi, đều thuộc nhóm nợ xấu không có khả năng thu hồi; 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua SCB. Ngoài ra, có 50 công ty dùng để tạo lập, phát hành trái phiếu cùng hàng trăm công ty được thành lập để đứng tên tài sản... theo mục đích của Trương Mỹ Lan.

Việc tạo dựng một số lượng lớn công ty "ma", cá nhân đứng tên còn là tiền đề cho việc thực hiện thủ thuật tài chính thường gọi tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là "giải quỹ" (đã được điều tra, kết luận ở vụ án giai đoạn 1). Thực chất là cho các công ty chuyển tiền cho các cá nhân dưới hình thức "hứa chuyển nhượng cổ phần" của các công ty "ma" thuộc tập đoàn với đơn giá được nâng khống lên nhiều lần, làm căn cứ chuyển tiền và rút tiền ra khỏi hệ thống SCB mà không làm phát sinh thuế.

Ứng dụng của thủ thuật "giải quỹ" được sử dụng chính cho việc rút tiền (dòng tiền thật) từ các khoản giải ngân của SCB, qua đó "cắt đứt" dòng tiền, "che giấu" mục đích sử dụng tiền. Ngoài ra còn được sử dụng khi cần chạy "kỹ thuật" các dòng tiền "khống" trong quá trình tạo lập trái chủ sơ cấp cho các gói trái phiếu của các công ty phát hành hay rút tiền từ nước ngoài chuyển về...

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 6.

Tại văn bản số 11/2024 ngày 22-5-2024, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất phương án xử lý, khắc phục hậu quả bước đầu các gói trái phiếu của các công ty liên quan tập đoàn, tổng giá trị hơn 1.015 tỉ đồng.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 7.

Đối với Công ty CP Bông Sen và Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc đang có nghĩa vụ nợ trái phiếu có tài sản bảo đảm đang lưu hành, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang tìm kiếm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng các tài sản bảo đảm để tạo nguồn thu hoàn trả nghĩa vụ.

Cam kết sử dụng số tiền hơn 69,8 tỉ đồng của Công ty CP Bông Sen và gần 134 tỉ đồng của Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc để khắc phục cho các trái chủ sở hữu trái phiếu của 2 công ty này.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 8.

Về số tiền hơn 291,6 tỉ đồng trong các tài khoản được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty tự nguyện xin sử dụng để khắc phục hậu quả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an duy trì việc ngăn chặn tài khoản và thống kê, chuyển tòa án để giải quyết theo quy định.

Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?- Ảnh 9.


Theo Nguyễn Hưởng - Vệ Loan

Người Lao động

Từ Khóa:
Trở lên trên