NOBLE HOUSE của Mỹ phá sản: Là đối tác lớn chiếm 50% doanh thu của một nhà xuất khẩu gỗ Việt với giá trị hàng trăm tỷ đồng
Cẩm Hà cho biết đang nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của Toà án để thu hồi các khoản phải thu đối với khách hàng NOBLE HOUSE HOME FURNITURE LLC.
- 09-10-2023Khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ trở lên, 4 doanh nghiệp bị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt vi phạm hành chính
- 09-10-2023Coteccons (CTD) làm dự án bất động sản đầu tiên với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, đối tác Lê Phong có gì đáng chú ý?
- 09-10-2023Ông Đường "bia" trước khi vào DA cao tốc tỷ USD: Hô bán khách sạn dát vàng rồi hủy, khoe làm vỉa hè và đường vĩnh cửu
CTCP Cẩm Hà vừa công bố thông tin bất thường về việc đối tác Mỹ đệ đơn phá sản. Cụ thể, khách hàng của Cẩm Hà là NOBLE HOUSE HOME FURNITURE LLC đã chính thức đệ đơn phá sản theo Chương 11 tới toà án Hoa Kỳ ở quận Houston, Texas.
Đáng nói, doanh thu của khách hàng này bình quân chiếm đến 50% tổng doanh thu Công ty Cẩm Hà. Hiện, Công ty cho biết đang nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của Toà án để thu hồi các khoản phải thu đối với khách hàng NOBLE HOUSE HOME FURNITURE LLC.
Được biết, Cẩm Hà có tiền thân là Xí nghiệp chế biến gỗ Cẩm Hà, là Công ty thâm niên trong ngành nội thất gỗ khi sớm hoạt động từ năm 1982. Đến đầu năm 2005, Xí nghiệp đươc nhà nước và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cổ phần hóa doanh nghiệp. Theo đó, Xí nghiệp chế biến gỗ Cẩm Hà đổi tên thành CTCP Cẩm Hà.
Hiện, Cẩm Hà là công ty chuyên xuất khẩu nội thất gỗ, doanh thu xuất khẩu đóng góp hơn 99% tổng doanh hàng năm. Công ty đang có 5 nhà máy và 1 showroom. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản Công ty vào mức 183 tỷ đồng, tiền mặt chỉ vỏn vẹn 2,5 tỷ. Chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn với 100,5 tỷ và phải thu khách hàng hơn 14 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu Công ty hơn 84 tỷ đồng, đến 26/7/2023 Cẩm Hà vẫn là công ty Nhà nước, trong đó Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP đang nắm 51% vốn. Nợ phải trả vào khoảng 99 tỷ, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm hơn 57,5 tỷ đồng.
Về kinh doanh, giai đoạn 2017-2021, doanh thu và lợi nhuận Cẩm Hà tăng trưởng đều. Tuy nhiên, Công ty chứng kiến sự sụt giảm mạnh từ năm 2022. Trong đó, doanh thu giảm hơn 28% xuống còn 272 tỷ đồng, lãi ròng thậm chí giảm phân nửa từ 11 tỷ còn 6 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh doanh giảm sút do thị trường xuất khẩu giảm mạnh, việc đối tác chiếm đến 50% doanh thu phá sản sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Cẩm Hà (đâu đó lên đến hàng trăm tỷ đồng). Trên BCTC kiểm toán 2022 của Công ty, đối tác Mỹ này có khoảng “Người mua trả tiền trước” chỉ 2,3 tỷ đồng.
Việc đối tác ngoại phá sản từng xảy ra với nhiều doanh nghiệp Việt. Năm 2020, RTW Retailwinds – đối tác chiếm khoảng 14% doanh thu của Công ty May Sông Hồng – đệ đơn phá sản cùng khiến đơn vị này lao đao. New York & Co là một trong 3 khách hàng truyền thống lớn của May Sông Hồng giai đoạn đó, chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty) - lớn nhất trong số các khách hàng chính. Việc RTW Retailwinds theo ước tính May Sông Hồng cũng mất khoảng hàng trăm tỷ đồng.
Trước đó nữa, vào năm 2018, CTCP Dệt May – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) cũng gặp trường hợp tương tự khi khách hàng lớn tại Mỹ là Tập đoàn bán lẻ Sears Holdings đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá Sản Mỹ. Cùng với việc xin bảo hộ phá sản của Sears là 49 công ty con bao gồm hai công ty là Sears, Roebuck and Co. và Kmart Corporation đang có giao dịch mua hàng với TCM, tổng thiệt hại TCM chịu là khoảng 7% doanh thu, tương đương giá trị lên đến trăm tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường