'Nội chiến' bên trong các thương hiệu: từ Phở Thìn đấu tố nhau diễn kịch đến 2 câu chuyện 'bánh mỳ chia ly' của Huynh Hoa và Đức Phát Bakery
Phần thắng chưa rõ thuộc về ai, nhưng chắc chắn thương hiệu đều bị ảnh hưởng ít nhiều.
- 23-02-2023Lùm xùm chuyện Phở Thìn 13 Lò Đúc - "cha đẻ" thương hiệu lên tiếng
- 23-02-2023Doanh nhân 2001 tự xưng là "truyền nhân" của Phở Thìn 13 Lò Đúc từng tuyên bố: “Tôi tiếp nhận sứ mệnh này không vì mục đích kinh doanh”
- 23-02-2023Cả "cha đẻ" và "truyền nhân" đều không được bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc, vậy nhãn hiệu Phở Thìn hiện nay đang nằm trong tay ai?
"Truyền nhân" thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc
Phở Thìn 13 Lò Đúc - một thương hiệu Việt đã vươn tầm hải ngoại - những ngày gần đây bắt đầu gây chú ý khi với truyền thông sau khi xuất hiện thông tin về một "truyền nhân" không phải con ruột của ông Nguyễn Trọng Thìn.
"Xung đột" giữa người sáng lập và truyền nhân bất ngờ trở thành tâm điểm của dư luận với hàng loạt những ý kiến, tranh luận trái chiều trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có việc đăng ký nhãn hiệu Phở.
Theo tìm hiểu, Hà Nội có 2 thương hiệu phở Thìn nổi tiếng: Phở Thìn 13 Lò Đúc (sáng lập bởi ông Nguyễn Trọng Thìn) và Phở Thìn bờ Hồ (sáng lập bởi ông Bùi Chí Thìn).
Trong đó, thương hiệu Phở Thìn đã được đăng ký nhãn hiệu bởi ông Bùi Chí Đạt, con trai ông Bùi Chí Thìn. Còn thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc thì đang trong tình trạng chờ giải quyết đăng ký nhãn hiệu.
Cụ thể, theo thông tin tại Cục sở hữu trí tuệ, Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội (địa chỉ số 13, phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đăng ký nhãn hiệu cho Phở Thìn 13 Lò Đúc. Đơn đăng ký nộp từ ngày 22/6/2022. Công ty TNHH Phở Thìn Hà Nội thành lập ngày 13/01/2021, người đại diện pháp luật là Nguyễn Trọng Thìn và Đoàn Hải Trung.
Trong khi đó, CTCP Phở VieThin 13 Lò Đúc – Hà Nội cũng đang nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Phở VieThin, 13 Lò Đúc – Hà Nội, ngày nộp là 19/5/2022 với chủ đơn là Đoàn Hải Trung. Đơn cũng trong tình trạng đang giải quyết.
"Đại chiến bánh mì xẻ đôi": Huynh Hoa và Bà Huynh
Bánh mì vẫn luôn là một món ăn phổ biến với người dân Việt Nam và người dân ở TP. Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Khi nhắc đến bánh mì ở đây thì ai ai cũng một lần nghe đến tên thương hiệu bánh mì Huynh Hoa (nhiều người vẫn đọc là Huỳnh Hoa), không chỉ vì độ ngon của ổ bánh mà còn là nơi bắt đầu "drama" bánh mì đình đám một thời gian dài.
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1989, bà Huynh và bà Hoa đã tạo dựng được thương hiệu bánh mì nổi tiếng và được lòng thực khách. Được biết, thời gian ban đầu cả hai cùng bánh mì tại Ngã 6, Phù Đổng sau chuyển sang mở tiệm.
Giá bánh mì Huỳnh Hoa được xem là khá đắt so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, chất lượng của bánh mì luôn được khẳng định: phần thịt topping dày dặn, bánh mì nóng hổi, giòn xốp cùng hương vị đậm đà. Chính vì thế, bánh mì Huỳnh Hoa được đông đảo mọi người biết đến.
Từ tháng 12/2021, bà Huynh, một trong hai người đồng sáng lập bánh mì Huỳnh Hoa đã bất ngờ tuyên bố tách ra riêng. Sự việc này đã khiến dân tình không khỏi xôn xao.
Theo lời chia sẻ của người trong cuộc, hai người đã chia tay. Sau đó, bà Huynh đã tách ra riêng và tạo ra thương hiệu "Bánh mì ô môi bà Huynh". Thậm chí, bà Huynh còn lên tiếng giải thích: "Bánh mì Ô Môi đã không còn hương vị như trước, bởi vì 2 người đã chia tay. Bà Hoa đã lấy tất cả cửa hàng và thương hiệu Huỳnh Hoa. Còn Huynh sẽ làm lại thương hiệu bánh mì Bà Huynh".
Từ những ngày đầu khai trương, bánh mì bà Huynh đã tiêu thụ được hàng nghìn ổ mỗi ngày. Bà Huynh cũng khẳng định bánh mì của mình được làm ra bởi những nguyên liệu chất lượng không kém cạnh bánh mì Huỳnh Hoa. Thậm chí, vị chủ nhân còn "hào phóng" khuyến mãi mua 1 tặng 1 trong ngày đầu khai trương.
Ngay sau khi tiệm Bánh Mỳ Ô Môi Bà Huynh xuất hiện, trên fanpage chính thức của Bánh Mỳ Huynh Hoa bất ngờ xuất hiện dòng thông báo “Hơn 30 năm đồng hành và phục vụ khách hàng. Bánh mỳ Huynh Hoa gặp rất nhiều đối tượng giả mạo cung cấp thực phẩm bẩn – tiếp thị bẩn tới khách hàng. Vẫn giữ vững châm ngôn khách hàng tạo nên giá trị của bạn. Những trường hợp giả mạo thương hiệu Huynh Hoa được pháp luật công nhận, chúng tôi sẽ xử lý tới tận cùng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi hơn 30 năm qua”.
Động thái này có thể ngầm hiểu rằng, Bánh Mỳ Huynh Hoa cho là thương hiệu bánh mỳ mới vừa khai trương Bánh Mỳ Ô Môi Bà Huynh là một thương hiệu giả mạo. Có thể nói, "Cuộc đại chiến bánh mì" này đã thu hút không ít sự quan tâm của dư luận và gây ồn ào khắp các mặt trận truyền thông.
Sự chia ly đầy tiếc nuối của Đức Phát Bakery
Thành lập năm 1984, vợ chồng ông Kao Siêu Lực và bà Dư Đức Phát đã cùng nhau mở ra tiệm bánh mì Đức Phát. Với người Sài Gòn sinh sống khoảng những năm 1990, Đức Phát là thương hiệu không ai không biết. Hơn 10 cửa hàng của doanh nhân gốc Hoa Kao Siêu Lực là nơi cho ra đời những mẻ bánh bông lan, bánh mỳ hay bánh dừa lưới tuyệt phẩm một thời.
Sự phối hợp ăn ý giữa Kao Siêu Lực và vợ ông - một người tập trung lo hoạt động sản xuất, một người kiểm soát tài chính nội bộ, đẩy Đức Phát đi xa hơn nữa. Chỉ có điều chặng đường ấy đã kết thúc vào năm 2007, khi hai người ra tòa ly dị.
Theo phán quyết, ông Lực nhận về 10 cửa hàng nhưng phải từ bỏ thương hiệu Đức Phát. Ngày ly hôn, doanh nhân Kao Siêu Lực nhận về 1 triệu USD theo thỏa thuận cùng 10 cửa hàng, vợ ông được sở hữu phần còn lại và thương hiệu Đức Phát. Ông Lực mất thương hiệu Đức Phát nhưng may mắn vẫn còn 3 người con làm chỗ dựa tinh thần.
Lấy con cái làm động lực, 'Vua bánh' đứng lên gây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới với tên gọi ABC, viết tắt từ Asia Bakery Confectionery (doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Á Châu). Đây cũng là chữ cái ghép từ tên tiếng Anh của ba người con: Anglela (con gái thứ Kao Huy Minh); Bruce (con trai út Kao Hớn Phong) và Christine (con gái đầu Kao Huy Phương).
Khởi nghiệp lần thứ hai với số vốn chỉ 400 USD, 10 cửa hàng với một cái xưởng ở vị trí không thuận lợi, ông khó khăn vô cùng nhưng ông đã biến áp lực trở thành động lực.
Đến năm 2008, khi các thương hiệu nước ngoài đến Việt Nam, họ đều tin tưởng chọn ABC làm đối tác. Từ chuỗi thức ăn nhanh quốc tế McDonald’s, Burger King... đến các chuỗi cà phê, siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng như Aeon, Family Mart, Circle K,…
Không những thế, ông còn "chơi đẹp" khi vẫn cung cấp bánh cho hệ thống cửa hàng của vợ cũ, đợi cho đến khi bà xây dựng xưởng mới, ổn định nhân sự xong mới ngừng cung cấp bánh.
Nhịp sống thị trường