Nỗi đau của Washington: Đồng minh thân cận bí mật phát triển tên lửa đạn đạo với sự giúp đỡ của… Trung Quốc
Tình báo Mỹ cho rằng Ả rập Xê út, một trong những đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ ở Trung Đông, đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo của riêng mình với sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
- 15-12-2021Elon Musk “nhá hàng” dự án biến CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu tên lửa
- 15-11-2021Tương lai Honda bấp bênh: Sau hàng chục năm vẫn chỉ dựa vào xe máy để kiếm tiền, 'tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến' chuyển sang xe điện, mơ mộng làm tên lửa
- 13-09-2021Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa hành trình tầm xa, tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 1.500 km
- 28-07-2021Có tiền làm việc dễ hơn hẳn: NASA nói ký hợp đồng tên lửa với SpaceX vì giá rẻ, Jeff Bezos đề nghị bao luôn 2 tỷ USD chi phí nếu cơ quan này chọn Blue Origin
- 30-06-2021Elon Musk chỉ trích nhà chức trách vì khiến kế hoạch phóng tên lửa bị trì hoãn
Động thái này của Ả rập Xê út có thể gây ra những tác động đáng kể với tình hình Trung Đông, làm phức tạp thêm nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran. Tehran được xem là đối thủ hàng đầu của Ả rập Xê út trong khu vực.
CNN dẫn nguồn tin tình báo cho biết Ả rập Xê út đã mua tên lửa đạn đạo từ Trung Quốc trong quá khứ nhưng chưa bao giờ có thể tự chế tạo được loại vũ khí này cho đến hiện nay. Hình ảnh vệ tinh mà CNN thu thập được cũng cho thấy quốc gia này đang sản xuất vũ khí ở ít nhất 1 địa điểm.
Từ ảnh chụp vệ tinh, các chuyên gia quân sự phát hiện nhiều bằng chứng, trong đó rõ ràng nhất là một "hố đốt", vốn được xây dựng để xử lý chất phóng rắn còn sót lại từ quá trình sản xuất tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, những thông tin quan trọng khác về tầm bắn hoặc tải trọng của các loại vũ khí mà Ả rập Xê út đang phát triển hoàn toàn chưa được biết tới.
Hai nguồn thạo tin cho biết các quan chức Mỹ ở nhiều cơ quan, trong đó có Hội đồng An ninh Quốc gia, đã thông báo rằng họ ghi nhận nhiều vụ chuyển giao quy mô lớn về công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo nhạy cảm giữa Trung Quốc và Ả rập Xê út. Ở thời điểm hiện tại, Chính quyền Biden đứng trước câu hỏi liệu vũ khí mới có làm lệch cán cân sức mạnh trong khu vực và làm phức tạp thêm thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không.
Thực tế, Iran và Ả rập Xê út là những kẻ thù "không đội trời chung" và Tehran chắc chắn sẽ không đồng ý dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình khi Ả rập Xê út bắt đầu tự sản xuất tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, Iran luôn bị Mỹ và đồng minh giám sát chặt chẽ các chương trình vũ khí trong khi Ả rập Xê út lại không bị như vậy.
Tuy nhiên, bất cứ phản ứng nào của Mỹ vào lúc này cũng có thể làm mối quan hệ với Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn nữa. Trong khi đó, Chính quyền Biden muốn có sự hỗ trợ của Bắc Kinh với một loạt vấn đề ưu tiên, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, thương mại và đại dịch.
Phía Mỹ từ chối trả lời câu hỏi liên quan tới vấn đề trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Riyard có quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" và "duy trì hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực, kể cả trong thương mại quân sự".
"Sự hợp tác đó không vi phạm bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế và cũng chẳng liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Năm 2019, CNN lần đầu tiên đưa tin về việc tình báo Mỹ biết Ả rập Xê út đang hợp tác với Trung Quốc để phát triển chương trình tên lửa đạn đạo của mình. Chính quyền Tổng thống Donald Trump ban đầu không tiết lộ những gì họ biết cho các thành viên chủ chốt của Quốc hội, khiến những người Dân chủ tức giận.
Tuy nhiên, chưa có phản ứng chính thức nào từ Chính quyền của Tổng thống Joe Biden về vấn đề này.