Nổi "đình đám" với triết lý tối giản, tại sao Muji lại rơi thế phá sản tại Mỹ?
Ông lớn đồ gia dụng Nhật Bản Muji nộp đơn xin phá sản sau chuỗi ngày dài kinh doanh ảm đạm.
- 08-07-2020CBRE: TPHCM chào đón thêm Uniqlo và MUJI nhưng vẫn có ít thương hiệu quốc tế vào thành phố nhất trong 4 năm qua vì Covid-19
- 17-07-2019Đế chế "không thương hiệu" Muji chật vật vì những thương hiệu đạo nhái như Miniso
Ông lớn đồ gia dụng Nhật Bản Muji mới đây đã nộp đơn xin phá sản với tổng số nợ là 64 triệu USD. Như vậy, cùng với hơn 100 công ty khác (bao gồm cả thương hiệu thời trang Brooks Brothers), Muji đã không vượt qua được những tác động nghiệt ngã mà đại dịch COVID-19 đem tới cho nền kinh tế Mỹ.
Trong thông cáo chính thức, Muji Mỹ cho hay, họ dự định tái cơ cấu kinh doanh trong vòng 180 ngày và sẽ hoạt động bình thường – cả trực tuyến và trực tiếp trong khi đóng cửa các cửa hàng không có lợi nhuận. Các thị trường khác sẽ không bị ảnh hưởng.
Muji là thương hiệu từng rất được yêu thích với triết lí tối giản (ảnh: CNN)
Kể từ khi đại dịch bùng phát, 19 cửa hàng của Muji tại Mỹ đã phải tạm thời ngừng hoạt động. Mặc dù bắt đầu tái mở cửa từ tháng 3, nhưng công ty vẫn rơi vào khủng hoảng do giá thuê mặt bằng cao và các chi phí khác.
"Tôi sẽ đích thân hiện thực hóa việc tái cơ cấu tại Mỹ", Satoru Matsuzaki - Chủ tịch của tập đoàn sở hữu Muji là Ryohin Keukaku tuyên bố.
Nổi tiếng từ triết lí không thương hiệu và không rườm rà, Muju ra đời từ một doanh nghiệp tư nhân với chỉ khoảng 40 sản phẩm được bày bán trong trung tâm thương mại Sieyu, Nhật Bản vào những năm 1980. Trở thành một thương hiệu độc lập, hiện danh mục sản phẩm Muji có hơn 7.000 mặt hàng phục vụ các nhu cầu từ du lịch cho tới đời sống thường ngày.
Tuy nhiên, triết lí kinh doanh và cách tiếp cận đi ngược lại chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ khiến Muji dường như không quá "được lòng" khách hàng tại Mỹ. Trong khi công ty Nhật Bản nhấn mạnh vào suy nghĩ chỉ mua những gì bạn thật sự cần và có chất lượng cao nhất, thì người dân Mỹ lại phản đối mua hàng số lượng nhiều, đồng thời đánh giá tính thẩm mỹ cao hơn chức năng.
Không chỉ tại Mỹ, Muji cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay tại thị trường quê nhà Nhật Bản với các cửa hàng liên tiếp bị đóng cửa và chi tiêu của khách hàng sụt giảm trong đại dịch.
Tương lai nào cho Muji?
Chi phí cao tại các thị trường nước ngoài, đã khiến Muji quyết định tái định vị sản xuất từ Trung Quốc tới các địa điểm rẻ hơn ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Bất chấp những khó khăn của kinh tế thế giới, tập đoàn Ryohin Keikaku vẫn lên kế hoạch mở rộng mạng lưới toàn cầu lên tới 1.138 cửa hàng vào tháng 8 năm sau (hiện tại Muji có 970 cửa hàng).
Nộp đơn phá sản không đồng nghĩa với việc công ty sẽ dừng hoạt động hoàn toàn. Nhiều công ty đã sử dụng quy trình phá sản để giảm nợ, cắt bỏ các khâu không lợi nhuận và tập trung vào các chiến lược phát sinh lợi nhuận.
Tổ quốc