Nỗi lo dịch chuyển FDI
Nhiều ý kiến lo ngại, việc áp dụng quá cứng nhắc các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 có thể sẽ kích hoạt làn sóng dịch chuyển FDI khỏi Việt Nam.
- 23-08-2021Đại sứ Phạm Quang Vinh: Đằng sau chuyến thăm lần đầu của một Phó Tổng thống Mỹ và kỳ vọng Việt Nam thành ‘hub’ sản xuất vaccine khu vực
- 23-08-2021Người phụ nữ gốc Việt giữ chức Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vaccine COVAX
- 23-08-2021Nghiên cứu mới của Đại học Oxford về vaccine Pfizer và AstraZeneca: Hiệu quả tương đương sau 5 tháng tiêm đủ hai liều
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đều cho các doanh nghiệp linh hoạt áp dụng phương án sản xuất kinh doanh trong mùa dịch và tự chịu trách nhiệm…
Áp dụng phương án sản xuất “3 tại chỗ” đang khiến nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khăn. Ảnh: Kiên Trung
Linh hoạt sản xuất kinh doanh
Phần lớn các quốc gia chỉ tung ra các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, chứ không áp dụng các biện pháp cứng nhắc nào đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, ở những vùng dịch không nghiêm trọng, chính phủ Nhật đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, ẩm thực chỉ hoạt động trong khung giờ nhất định. Doanh nghiệp nào tuân thủ khuyến cáo này thì được hưởng trợ cấp. Hay như Chính phủ Hàn Quốc chỉ dành sự quan tâm đặc biệt đến khối doanh nghiệp nhỏ, dễ bị tổn thương. Ngoài cho vay vốn rẻ, còn miễn giảm thuế, mà không có quy định nào can thiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về phía doanh nghiệp, các ông lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô như Ford, GM, Vonkswagen, Crysler,… không chọn cách duy trì hoạt động toàn phần, mà chia nhỏ, hoặc cắt giảm quy mô sản xuất. Trong trường hợp đại dịch diễn biến phức tạp, các tập đoàn này chỉ duy trì hoạt động của những bộ phận cấp thiết.
Nhìn chung, các quốc gia đều tôn trọng quyền hoạt động hoặc dừng hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện tối đa về tài chính.
Nếu không sớm gỡ các nút thắt có nguy cơ kích hoạt làn sóng dịch chuyển FDI khỏi Việt Nam.
Để doanh nghiệp tự quyết
Việc áp dụng phương án “3 tại chỗ” đã và đang khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chí này đã phải ngừng sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp trong nước gặp khó với phương án này bao nhiêu, thì các doanh nghiệp FDI cũng rơi vào tình trạng tương tự, thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch EuroCham cho biết, mỗi tỉnh áp dụng các biện pháp phòng dịch khác nhau, quy định không thống nhất khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thành viên của Eurocham nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. "Chính phủ cần đưa ra giải pháp, chiến lược chung để doanh nghiệp sống chung với dịch, bởi chưa biết khi nào Covid-19 kết thúc”, ông Minh nhấn mạnh.
Một chuyên gia cho rằng, không nên áp dụng mô hình "3 tại chỗ" hay "1 cung đường, 2 điểm đến" ở một địa bàn, một ngành mà nên cho phép doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp, tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cần sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI, như miễn cách ly cho những chuyên gia nước ngoài có hộ chiếu vaccine vào Việt Nam ngắn ngày; thực hiện thủ tục thông quan khẩn cấp 24/24; ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động ở các doanh nghiệp FDI…
“Nếu việc gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm trung gian kéo dài sẽ dẫn đến đình trệ sản xuất thành phẩm, khiến doanh nghiệp FDI gặp khó khăn”, vị chuyên gia này nhấn mạnh và kiến nghị nếu Việt Nam không sớm gỡ các nút thắt này, có nguy cơ kích hoạt làn sóng dịch chuyển FDI khỏi Việt Nam.
Diễn đàn doanh nghiệp