MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc

01-03-2022 - 19:31 PM | Lifestyle

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc

Thị trường đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc nở rộ khoảng một năm trở lại đây nhưng gặp vấn đề về việc khó phân biệt hàng thật - hàng giả.

Nhu cầu tăng vọt đối với các sản phẩm xa xỉ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Hàn Quốc không chỉ giúp các cửa hàng bán lẻ thu lợi mà còn khiến các kênh mua sắm trực tuyến mới nổi làm ăn được. Tuy nhiên, chất lượng của các mặt hàng được bán online là một trong nhiều vấn đề được người mua phàn nàn, Korea Times dẫn lời từ các nhà quan sát trong ngành và các nhóm vận động người tiêu dùng.

Nguồn cơn của sự việc bắt đầu từ cuộc tranh cãi nổi nên hồi tháng 1 khi nền tảng bán lại trực tuyến của Naver là KREAM cho rằng Musina đang bán quần áo giả của thương hiệu Essentials.

Musina là nền tảng thời trang lớn nhất của Hàn Quốc, lần đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ won tổng giá trị hàng hóa vào năm 2021. Viện thẩm định hàng xa xỉ Hàn Quốc nói rằng không thể xác thực được các sản phẩm bán trên Musina do thiếu dữ liệu.

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc - Ảnh 1.

Vụ việc hàng giả gây tranh cãi tại Hàn Quốc liên quan đến nhãn hiệu Essentials. Ảnh: Musina.

Một số khách hàng đang đặt câu hỏi về chất lượng của các mặt hàng xa xỉ được bán trực tuyến, điều mà trước đây họ không bao giờ ngờ tới vì luôn tin tưởng các công ty lớn không bao giờ bán hàng giả.

“Tôi đã mua khoảng 10 triệu won (8.300 USD) hàng hiệu online trong năm ngoái và nghi ngờ rằng một số là hàng giả. Nhưng quá trình kiểm tra tính xác thực của chúng quá phức tạp và tốn kém”, một khách hàng 34 tuổi tên Kim cho biết. Người này chia sẻ thêm thường tìm đến địa chỉ mua sắm online vì nơi đó bán hàng rẻ hơn các cửa hàng, tuy nhiên việc truy tìm nguồn gốc sẽ khiến cô mất số tiền tương đương với khoản bỏ ra để mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.Một số khách hàng đang đặt câu hỏi về chất lượng của các mặt hàng xa xỉ được bán trực tuyến, điều mà trước đây họ không bao giờ ngờ tới vì luôn tin tưởng các công ty lớn không bao giờ bán hàng giả.

Một nhân viên văn phòng 32 tuổi khác nói rằng cô thích lên mạng để mua những món đồ xa xỉ vì có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi gần đây liên quan đến nguồn gốc của một số mặt hàng đã khiến cô thay đổi suy nghĩ, buộc phải quay lại các cửa hàng. Người này nói: “Tôi không muốn mạo hiểm khi mua túi xách và quần áo xa xỉ trên mạng chỉ vì rẻ hơn trong khi không chắc chúng có phải hàng thật hay không. Tôi đã chi trung bình 3 triệu won (2.400 USD) cho một chiếc túi xách và không muốn kết cục nhận phải hàng giả chỉ vì muốn tiết kiệm 300.000 won (249 USD)”.

Vấn đề đặt ra ở đây là sẽ rất khó để xác thực các mặt hàng xa xỉ, ngoại trừ sản phẩm của Chanel, Louis Vuitton và Hermes. Các thương hiệu cao cấp khác đều thiếu dữ liệu về các mặt hàng, như nhãn phụ Essential của thương hiệu thời trang đường phố sang trọng Fear of God là một ví dụ.

Nỗi lo mua phải hàng giả khi sắm đồ xa xỉ online ở Hàn Quốc - Ảnh 2.

Các nhãn hiệu khác ngoài Chanel, LV và Hermes được cho là khó kiểm tra tính xác thực hơn ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times


Các thương hiệu xa xỉ cũng từ chối kiểm tra tính xác thực của các sản phẩm được cho là giả mạo được bán trực tuyến tại Hàn Quốc. Các trung tâm mua sắm trực tuyến nhỏ lẻ không mua hàng xa xỉ trực tiếp từ trụ sở chính của thương hiệu mà làm hợp đồng với các nhà bán lẻ thứ hai hoặc thứ ba ở châu Âu. Một số bán sản phẩm được mua cá nhân tại các cửa hàng địa phương ở Paris, Milan hoặc New York khiến các công ty xa xỉ trực tuyến cũng khó kiểm soát chất lượng.

Quy mô của thị trường hàng hiệu online ở Hàn Quốc đã tăng đáng kể trong năm ngoái. Tổng giá trị hàng hóa từ 3 nền tảng bán đồ hiệu online là MUST IT, Tren:be và BALAAN đã chạm ngưỡng 1.000 tỷ won.

Theo Phương Kim

NDH

Trở lên trên