MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nội thất giả tràn lan và nỗ lực ‘dẹp loạn’ của các nhà phân phối chính hãng

12-11-2020 - 10:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Thị trường nội thất ngày càng phong phú mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng nhưng cũng tồn tại rất nhiều nguy cơ về vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

Theo đó, người dùng bị lừa dối, doanh nghiệp than trời, tính tự trọng và danh dự bị hạ thấp và cuối cùng là nhà nước thất thu thuế từ vấn nạn này.

Anh Nguyễn Văn Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) mới mua bộ bàn ghế gỗ giá hơn 200 triệu đồng của một thương hiệu nổi tiếng Italy. Khi mang sản phẩm về nhà, vì nghi ngờ nên anh quay trở lại cửa hàng yêu cầu chứng minh nguồn gốc nhưng người bán nói vì là hàng nhập không chính thức nên không có giấy tờ và từ chối trách nhiệm, thậm chí không thể đưa ra chứng từ nhập khẫu, khai hải quan của lô hàng cho khách mua.

Những người dùng nội thất "xui xẻo" như anh Nam hay các khách hàng khác không phải là hiếm gặp. Vấn nạn mua phải nội thất giả, nhái ngày một phổ biến, gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng với các nhà phân phối, sản xuất chính hãng, gây rối loạn trên thị trường hàng hóa. Rất nhiều nỗ lực của doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng đã được đưa ra nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.

Bà Trần Thị Nguyệt, chủ một showroom nội thất có tiếng tại TP HCM cho biết tình trạng hàng giả trên thị trường hiện nay ngày càng tinh vi và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. "Đáng lo ngại nhất là tình trạng hàng giả lại "đường đường chính chính" buôn bán như hàng chính hãng, mang danh là hàng xách tay hay đi đường tiểu ngạch (trốn thuế)", bà chia sẻ.

Theo bà Nguyệt, các đối tượng bán hàng giả thường đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với một số thương hiệu cao cấp, một trong những chiêu thức là sao chép mẫu thiết kế của hàng chính hãng để gia công với chất lượng kém hơn, nhưng lại ngang nhiên tung ra thị trường với mức giá tương đương hàng chính hãng và dùng các chiêu PR nhập nhằng, thậm chí ăn cắp luôn hình quảng cáo của hãng để PR cho hàng nhái.

Nội thất giả tràn lan và nỗ lực ‘dẹp loạn’ của các nhà phân phối chính hãng - Ảnh 1.

Một bộ sản phẩm chính hãng đang được bày bán tại CDC Luxury Furniture Outlet.

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM cho biết hội thường xuyên tiếp nhận các khiếu nại về việc mua nhầm nội thất gỗ dỏm. Nhiều người tiêu dùng bị "mắc bẫy" và mất tiền oan. Nhiều khách hàng gửi đơn khiếu nại đến công ty sản xuất hàng chính hãng cho rằng công ty bán hàng kém chất lượng. Rõ ràng, hàng giả không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng tiêu dùng của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của các doanh nghiệp bán hàng chính hãng.

Ông Phạm Cao Đông, giám đốc nhà phân phối nội thất chính hãng CDC Home Center mới đây cũng than thở công ty ông cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi vấn nạn đồ giả. CDC Home Center vốn là đại lý phân phối độc quyền của các thương hiệu đồ nội thất cao cấp như Christopher Guy (thuộc sở hữu của Christopher Guy Harrison), Caracole (thuộc sở hữu của Schnadig International Corporation). Trong quá trình kinh doanh, CDC phát hiện có rất nhiều đơn vị sản xuất, nhập lậu và phân phối các mặt hàng nhái theo mẫu mã của CDC phân phối với chất lượng kém, thậm chí còn tự ý sử dụng tên thương hiệu và hình ảnh bản quyền của CDC để quảng cáo.

Một trường hợp khác là Công ty Cổ phần khóa Việt - Tiệp (tiền thân là Xí nghiệp Khóa Hà Nội). Đây là một doanh nghiệp đã có hơn 40 năm kinh doanh về sản phẩm khóa ở Việt Nam nhưng vẫn phải đối mặt với vấn nạn hàng giả. Các đơn vị làm hàng giả thường bán cho các thợ làm cửa nhôm và lừa gạt rằng đây là khóa Việt Tiệp, các sản phẩm này thường hỏng chỉ trong 1-2 tháng sử dụng, gây mất an toàn cho người tiêu dùng.

Nội thất giả tràn lan và nỗ lực ‘dẹp loạn’ của các nhà phân phối chính hãng - Ảnh 2.

Để mua được những món đồ nội thất chính hãng, người dùng nên tìm đến các showroom tin cậy, xuất trình được đầy đủ giấy tờ.

Tuy nhiên cũng cần phải nhắc đến một thực tế là sự phát triển khó kiểm soát của vấn nạn hàng giả cũng xuất phát một phần từ chính sự "tiếp tay" của người tiêu dùng, một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Bên cạnh một số người do chưa nắm được các thông tin về cơ sở phân phối chính thức của sản phẩm, có không ít người dù biết rõ mình đang tiêu thụ hàng giả nhưng vì tâm lý "ham đồ rẻ" nên vẫn bất chấp.

Doanh nghiệp "loay hoay" tìm cách chống hàng giả

Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều cách thức để giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng chính hãng và hàng giả. Bên cạnh các biện pháp như gắn tem chống hàng giả, thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức các chương trình hướng dẫn phân biệt hàng chính hãng và hàng giả tại nhiều địa phương, chủ động khiếu nại tới cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, người tiêu dùng vẫn là mắt xích quan trọng nhất. Khi mua hàng, họ cần yêu cầu người bán cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch, điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng là một quá trình vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để có thể đẩy lùi vấn nạn này cần có sự chủ động của các doanh nghiệp, sự quyết liệt của cơ quan chức năng và sự thông thái của người tiêu dùng.

CDC Home design center vừa ra mắt CDC Luxury Furniture Outlet tại B1-12-34/24/25/28 Khu Villa Lavila Đông Sài Gòn, phường Cát Lái, Quận 2, TP HCM. Nơi đây hội tụ những sản phẩm nội thất cao cấp chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới. Khách hàng quan tâm, liên hệ hotline (+84)903696146 để được tư vấn và trải nghiệm.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên