Nổi tiếng vì khả năng xây dựng siêu tốc nhưng tại sao Trung Quốc quyết định không xây "tòa nhà cao nhất thế giới"?
Mặc dù ngành xây dựng phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng Trung Quốc không có kế hoạch xây "tòa nhà cao nhất thế giới". Tại sao lại như vậy?
- 08-03-2023Du lịch phục hồi, các hãng hàng không Trung Quốc có một lợi thế khiến đối thủ châu Âu phải ghen tị
- 07-03-2023Hoàng tử Ả Rập rao bán biệt thự đắt nhất London, liệu có phá kỷ lục của cựu tỉ phú giàu nhất Trung Quốc?
- 07-03-20233 điều lạ lùng ở "siêu đô thị" của Trung Quốc: Ăn kem với ớt, đường xá phức tạp đến mức Google Maps cũng ‘chào thua’
Năng lực xây dựng kinh ngạc
Ngành xây dựng Trung Quốc đã liên tục gây ấn tượng mạnh với thế giới khi có những công trình được xây dựng "thần tốc" trong thời gian chỉ tính bằng ngày.
Ví dụ, một tòa nhà dân cư 10 tầng ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã được xây dựng và hoàn thành chỉ trong đúng 28 giờ 45 phút (hơn 1 ngày) nhờ sử dụng hệ thống kết cấu mô – đun đúc sẵn Living Building của công ty Broad Group.
Trong khi đó, một công ty xây dựng khác có tên Broad Sustainable Building cho biết họ đã xây dựng Mini Sky City - tòa nhà cao 57 tầng - chỉ trong thời gian 19 ngày, tức là 1 ngày xây xong 3 tầng. Tòa nhà này nằm ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, có tổng diện tích 180.000 m2, sức chứa 4.000 người và 800 hộ gia đình.
Với công nghệ xây dựng như vậy, công ty Broad Group còn tuyên bố rằng với cấu trúc này, họ có thể xây dựng các tòa nhà dân cư cao tầng, khu tập thể, khách sạn, bệnh viện,... và tham vọng hơn là xây dựng các tòa nhà lên đến 200 tầng, bỏ qua tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là tháp Burj Khalifa có 163 tầng. Tuy nhiên, cho tới nay, tuyên bố của Broad Group khó có khả năng trở thành hiện thực bởi Trung Quốc đã ra lệnh cấm các tòa nhà siêu cao như vậy.
Người dân ngắm cảnh trên tầng 118 của tháp Thượng Hải.
Cụ thể, một thông báo chính phủ được đưa ra vào tháng 10/2021 yêu cầu các thành phố có dân số dưới ba triệu người sẽ không thể xây dựng các tòa nhà chọc trời. Việc xây cao hơn 150 mét - độ cao mà một tòa nhà chính thức trở thành "tòa nhà chọc trời" - sẽ không còn được phép nữa.
Chưa hết, tòa nhà tại các thành phố lớn hơn sẽ bị giới hạn ở 250 mét - chưa bằng một nửa chiều cao của các tòa nhà cao nhất Trung Quốc. Các thành phố nhỏ vẫn được phép có ngoại lệ để xây dựng nhà chọc trời, nhưng chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết và chắc chắn nhà không thể vượt quá 250 mét.
Thậm chí còn có những quy tắc mới để được xây cao hơn mốc 100 mét. Để cao hơn mức đó, một tòa nhà sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu nhất định về an toàn địa chấn và an toàn cháy nổ.
Tương tự, các thành phố có dân số đô thị hơn ba triệu người trong một số trường hợp nhất định cũng có thể xây một tòa nhà cao hơn 250 mét, nhưng không được xây cao quá 500 mét.
Những người phê duyệt các dự án vi phạm các quy tắc mới này sẽ phải chịu "trách nhiệm suốt đời", tuyên bố cho biết thêm.
Dừng xây nhà chọc trời
Tại sao Trung Quốc quyết định không tiếp tục xây các tòa nhà siêu cao hay có dự án sở hữu "tòa nhà cao nhất thế giới" ? Cần lưu ý rằng trong top 10 công trình cao nhất thế giới hiện tại, Trung Quốc đã chiếm một nửa và tháp Thượng Hải hiện là tòa nhà cao thứ 3 thế giới với độ cao 632m.
Dưới đây là một số lí do được nêu bởi trang B1M, chuyên trang phân tích và đưa tin về công nghệ xây dựng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh.
Tiến sĩ Fei Chen, Giảng viên Trường Kiến trúc của Đại học Liverpool, chuyên về thiết kế đô thị và không gian công cộng, cho biết: "Tôi không ngạc nhiên chút nào khi những quy định mới đó được đưa ra bởi trong vài năm qua, chính phủ Trung Quốc rõ ràng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất lượng xây dựng và cả đặc điểm của các thành phố Trung Quốc".
"Trong hơn ba thập kỷ qua, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc thật đáng kinh ngạc. Trong quá trình đó, rất nhiều tòa nhà được xây dựng theo tốc độ, không đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nhận thấy vấn đề này."
Những lo ngại về chất lượng đó ngày càng tăng lên khi các sự cố bắt đầu xuất hiện. Vào tháng 5/2021, cảnh quay một tòa nhà chọc trời ở Thâm Quyến rung lắc mặc dù không có động đất đã được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Các quan chức địa phương cũng muốn ngăn chặn các dự án được gọi là "phù phiếm", nơi các tòa nhà được xây dựng để "cho đẹp" hơn là để đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc xây dựng các tòa nhà này dẫn đến việc có nhiều không gian sàn hơn mức có thể được lấp đầy trên thực tế trong khi thiết kế không liên quan đến cảnh quan xung quanh.
Tiếp đó các vấn đề về môi trường cũng là không hề nhỏ. Ví dụ có thể kể đến áp lực gió lớn, hiệu ứng "đảo nhiệt đô thị" cũng như sự căng thẳng gia tăng mà các tòa nhà chọc trời có thể gây ra cho hệ thống giao thông của thành phố.
"Một mối quan tâm khác là tất cả những tòa nhà đó đều không phù hợp với bối cảnh chung vì các thành phố của Trung Quốc vẫn có lịch sử phát triển lâu đời và hầu hết chúng vẫn còn rất nhiều công trình lịch sử. Và hầu hết công trình đó đều là nhà thấp tầng ", tiến sĩ Chen giải thích.
Do đó, Trung Quốc muốn tập trung nhiều hơn vào các thành phố nhỏ - những thành phố chưa trải qua quá trình phát triển ồ ạt - để đảm bảo rằng chúng không trở nên chật cứng các tòa nhà cao tầng không cần thiết.
Một lí do khác được đưa ra là các tòa nhà chọc trời không hiệu quả về mặt kinh tế. Theo SCMP, tháp Thượng Hải thường xuyên không vận hành hết công suất, chỉ đủ từ 50% đến 80% trong đa số thời gian. Có thời điểm, toàn bộ 28 tầng của tòa tháp này trống người. Ngoài ra, tòa tháp này cũng không thu hút quá nhiều nhãn hàng quốc tế mà hầu hết chỉ nhằm vào các công ty trong nước. Trong khi đó, chi phí để bảo trì cho tòa tháp không hề nhỏ và là gánh nặng đối với cả thành phố.
Dù vậy, tháp vẫn có những lợi ích nhất định, ví dụ như giúp các thương hiệu mở rộng độ nhận diện hoặc trở thành biểu tượng để thu hút khách du lịch tới tham quan.
Thể thao văn hóa