Nếu trước đây, trồng lúa là nghề chính của người dân xã Đông Minh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), những năm gần đây nhiều gia đình đã chuyển sang cây cam giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân thoát nghèo.
Theo nhiều chủ vườn tại Đông Minh chia sẻ, trồng cam không vất vả bằng trồng lúa lại cho thu hoạch kinh tế cao hơn. Mỗi vụ, thu hoạch cam trong khoảng 4 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 8 đến tháng 12 hàng năm.
Hiện tại mỗi kg cam xuất bán tại vườn giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng, tùy từng loại.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Đông Quang cho biết, mô hình trồng cam tuy không mới nhưng để phát triển bền vững đòi hỏi người làm vườn phải nắm chắc kỹ thuật để cây cam cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nhạy bén nắm bắt, tìm kiếm thị trường để giúp sản phẩm làm ra có đầu ra ổn định.
Cũng giống như bà con xã Đông Minh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), lão nông Nguyễn Thành Hạt (SN 1966) - xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, đã vận động nhiều hộ dân trong thôn lập Tổ hợp tác trồng cây ăn quả, cùng vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương.
Theo chia sẻ, hiện vườn cây ăn quả của vợ chồng ông Hạt có tổng diện tích 5.500m2, trồng hơn 200 cây mít, 50 cây sapoche, 50 cây vú sữa Lò Rèn, cam Vinh khoảng 100 gốc… Mỗi năm cho thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng. Đồng thời, tạo việc làm cho 6 lao động, trong đó có 2 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.
Nông dân Quảng Nam thoát nghèo nhờ bưởi da xanh.
Mạnh dạn bỏ hết tất cả các cây trồng trên mảnh vườn của mình để trồng bưởi da xanh, người dân xã Quế Lưu (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) không chỉ thoát nghèo mà còn có cuộc sống khấm khá hơn./.