Thu tiền tỷ từ mô hình nuôi cá rô phi
Anh Phạm Văn Phong, ở ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang rất thành công với mô hình nuôi cá rô phi Philipines, nhờ đó đã và đang mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh.
- 12-10-2020Nuôi hàng trăm bể cá, chàng trai Bến Tre trở thành triệu phú, kiếm 50 triệu đồng mỗi tháng
- 12-10-2020Xuất khẩu rau quả đạt 2,5 tỷ USD, giảm 11 %
- 11-10-2020Cá ngừ Việt Nam rộng cửa vào Châu Âu
Mô hình nuôi cá rô phi Philipines của anh Phạm Văn Phong, ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc rộng hơn 10 ha. Anh Phong cho biết, khi huyện Xuyên Mộc có chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang các hình thức canh tác khác, vợ chồng anh quyết định chuyển đổi khu đất kém hiệu quả sang đào ao thả cá rô phi. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật, cá chậm lớn, đầu to, ít thịt, thường xuyên mắc bệnh và thu nhập từ cá không đủ chi phí bỏ ra để nuôi cá.
Năm 2013, anh Phong tìm hiểu về giống cá rô phi Philipines và bắt đầu chuyển sang nuôi loài cá này. Đây là giống cá nhập ngoại, có nguồn gốc từ Philipines, thịt cá dày không có xương dăm, chất lượng thịt thơm ngon. So với cá rô phi thông thường, giống cá Philipines có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn và thị trường tiêu thụ tốt.
Hiện với hơn 10 ha, anh phong thả 11 ao nuôi và 2 ao giống, mỗi lứa nuôi, anh Phong thả khoảng 20.000 con giống, sau 5 tháng nuôi, cá đạt trong lượng 1,3 kg/con, có thể xuất bán. Nuôi theo hình thức gối đầu, một năm anh Phong có thể nuôi được khoảng 8 lứa, năng suất đạt 300 tấn/năm. Với giá bán bình quân từ 30.000 đồng/kg, anh thu về khoảng 9 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 3 tỷ đồng/năm. Hiện nay, nhờ sản lượng tốt, chất lượng đạt tiêu chuẩn, hiện toàn bộ cá của anh Phong đều được xuất bán sang thị trường Mỹ.
Theo anh Phong, cá rô phi, đặc biệt là giống cá Philipines rất dễ nuôi, không tốn thời gian chăm sóc, chất lượng cá lại hơn hẳn so với các loại giống rô phi khác. Để nuôi hiệu quả, người nuôi phải làm tốt quá trình xử lý môi trường ao nuôi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ao nuôi được thay nước định kỳ 1 tháng/lần.
Tuy nhiên, khi cá phát triển, cặn bã thức ăn thải ra nhiều thì thay nước liên tục. Sau mỗi chu kỳ nuôi, người nuôi phải tiến hành phơi đáy, khử trùng bằng vôi bột và xử lý nước để đảm bảo môi trường nước ở lứa cá tiếp theo, tránh mầm bệnh gây hại.
Theo Hội nông dân xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, mô hình nuôi cá rô phi của anh Phong đã cho thấy rõ hiệu quả từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hội Nông dân xã cũng khuyến cáo nông dân khi học tập và triển khai mô hình này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ thủy sản và người nuôi trồng trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Báo Tin tức
Sự kiện: Cơ hội làm ăn
Xem tất cả >>- Lão nông làm kinh tế từ những chiếc đũa, muỗng bằng cây mắm
- Cá hồi, cá tầm Việt Nam tìm hướng đi trong cuộc cạnh tranh mới
- Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh
- Bỏ việc ngân hàng, thanh niên về quê làm chuyện lạ đời, mở nhạc cho chim nghe, nuôi cá bống
- Nông dân Khánh Hòa nuôi cá mú đạt hiệu quả kinh tế cao