MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Basa ‘vàng’ sang Mỹ: Nổi tiếng nhờ... bị kiện

08-07-2015 - 14:32 PM |

Thâm nhập vào thị trường thủy sản Hoa Kỳ không phải là quá khó. Song, đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá do Mỹ khởi xướng, lần đầu tiên xảy ra với một mặt hàng của Việt Nam, là cả quá trình gian truân, nhưng cũng giúp con cá tra, basa nổi tiếng toàn cầu.

LTS:Để chọn một điển hình hội nhập kinh tế của Việt Nam thì chắc chắn quan hệ giao thương Việt - Mỹ là một câu chuyện thành công.

20 năm từ ngày Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, giao thương giữa hai nước từ gần như con số 0 thương mại hai chiều đã bùng nổ lên hơn 35 tỷ USD vào cuối 2014. Mỹ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Điều này phản ánh nét tiêu biểu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước là: Bùng nổ về quy mô và gia tăng tốc độ mạnh mẽ.

Từ bình thường hóa quan hệ, tới Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, rồi WTO và sắp tới có thể là TPP, mỗi bước tiến hội nhập chính là một nấc thang mới trong quan hệ kinh tế hai nước.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài: “20 năm giao thương Việt - Mỹ: Bùng nổ quy mô, gia tăng tốc độ” để góp cái nhìn tổng thể về quan hệ kinh tế Việt - Mỹ cũng như một góc nhìn về hội nhập kinh tế của Việt Nam.

 


“Không phải cá đâu, vàng đấy”

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), đặt chân lên Mỹ lần đầu tiên năm 1994. Hồi đó, ông phải xin visa ở Thái. Giờ, tuy không nhớ nổi là đã sang đó bao lần, nhưng ông có thể kể vanh vách về chuyện mình là người đầu tiên được Đại sứ quán Mỹ ở Láng Hạ đóng con dấu vào hộ chiếu khi xin visa (năm 1995) thế nào, ngay sau ngày bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Nhắc đến chuyện này bởi ông Dũng là một trong những người đầu tiên trong ngành thủy sản chứng kiến chuyện con cá basa “vượt vũ môn” vào Mỹ.

Ông kể lần đầu sang Mỹ để dự một hội thảo về biến đổi khí hậu, qua kênh mời của một tổ chức quốc tế, chưa dính gì đến thủy sản. Nhưng, chuyến đi rất ý nghĩa khi ông được gặp những người cùng ngành ở đất nước bên kia bán cầu, như bà Linda Chaves (Cục Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ - NOAA), ông Richard E. Gutting (Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ - NFI) và những người bạn khác, từ đó mới bàn về cách tổ chức đưa đoàn thủy sản Mỹ đầu tiên sang Việt Nam.

Vậy mà, phải mất tới 4 năm sau, tháng 10/1998, mới làm được chuyện đó. Đoàn đại biểu Mỹ sang Việt Nam lúc bấy giờ được coi là mốc son về thiết lập quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực thủy sản. Sau khi tổ chức hội thảo tại Hà Nội, đoàn vào An Giang tham quan cơ sở nuôi và chế biến cá basa (hồi đó chưa xuất khẩu cá tra).

Đoàn của Mỹ gồm gần hai chục người, gồm quan chức thủy sản Mỹ và 5 doanh nhân, trong đó có 2 doanh nhân người Mỹ gốc Việt. Một trong hai người đó là ông Ngô Húa, Việt kiều ở Mỹ, chuyên làm thủy sản ở California.

Khi ngồi nói chuyện với nhau tại khách sạn Deawoo, nhắc đến con cá basa, ông Húa gạt đi, bảo “Thôi, cá đó ra gì”. Sau đó đoàn về An Giang tham quan, dừng ăn trưa tại Châu Đốc. Để giới thiệu con cá basa Việt Nam đến người Mỹ, tất cả đồ ăn đều làm bằng cá basa.

“Tôi nhớ có một miếng chả cá basa rõ to. Mọi người đi đường rất mệt nhưng ai ăn xong cũng tấm tắc khen. Đêm đó, ông Húa nói với tôi ‘Anh Dũng ơi, đây không phải là cá, vàng đấy’. Sau bữa ăn, ông Húa thay đổi hoàn toàn quan điểm về con cá basa”, ông Dũng cho hay.

Về nước, năm 1999, ông Húa bắt đầu phát triển thương hiệu và tháng 3/2000, ông đưa Mekong Basa - thương hiệu con cá Việt Nam đã được đăng ký độc quyền tại Mỹ - ra Hội chợ Thủy sản Boston.

Mọi việc diễn ra rất nhanh. Đến Năm 2002 lượng cá basa vào Mỹ tăng lên, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu 80 triệu USD của mặt hàng này.

Nhưng, từ trước đấy, giai đoạn 1999-2002, Mỹ đã có hàng loạt biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập “thần thoại” của con cá này. Trước hết là về tên. Cá da trơn tiếng Anh là catfish, Việt Nam cũng gọi là catfish, nhưng Mỹ nói không, tên đó chỉ dành riêng cho cá nheo của Mỹ. “Tiếp sau đó là nhiều quy định rắc rối khác. Cuối cùng, đến 27/6/2002, Mỹ tiến hành khởi kiện chống bán phá giá cá basa”, ông Dũng nhớ lại.

Được Mỹ kiện là nổi tiếng

Chuyện người Mỹ tìm đủ cách để đè bẹp cho con cá tra, basa nói lên một điều, là người Mỹ rất giỏi kinh doanh - ông Dũng nhận xét. Họ rất nhạy cảm, hết sức cảnh giác trên thương trường. Họ nhìn thấy mối nguy hại tiềm tàng ngay từ lúc khi sản phẩm của đối thủ còn rất yếu, khối lượng không bao nhiêu so với 300.000 tấn cá nheo của Mỹ khi đó. Thế là họ tìm mọi cách để “bóp chết” nó ngay từ khi mới khai sinh.

cá basa, xuất khẩu, thủy sản, sang Mỹ, bị kiện, phá giá, nhập khẩu, cá-basa, xuất-khẩu, thủy-sản, sang-Mỹ, bị-kiện, phá-giá, nhập-khẩu,

Không chỉ EU, cá tra giờ xuất khẩu sang 136 thị trường

 

Không ngờ, bù lại những tháng ngày vật vã với vụ kiện chống bán phá giá kéo dài cả chục năm rồi sang tiếp năm thứ 11, 12, chi phí lớn, căng thẳng đến phát ốm nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuổi, cái chúng ta thu được là con cá tra, basa trở nên nổi tiếng toàn cầu. Châu Âu lập tức nhảy vào cuộc.

Chỉ vài tháng sau, khách hàng châu Âu ùn ùn kéo qua Việt Nam. Nhờ vậy, từ năm 2003 cho đến 2008, chỉ 5 năm, sản lượng cá xuất đi châu Âu đã chiếm gần một nửa tổng giá trị cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam, tức gần 50% trong số 1,4 tỷ USD năm 2008, nghĩa là thị phần tăng từ 0% lên 50% chỉ sau 5 năm.

“Sau này mình mới hiểu, Mỹ kiện cái nào thì cái đó phải là tốt. Đến trình độ của Mỹ phải kiện một sản phẩm nào đó chứng tỏ sản phẩm đó vừa tốt vừa rẻ, dại gì mà không tìm mua. Và đấy là một thứ "quảng cáo không công", có hiệu quả vô cùng lớn”, ông Dũng đúc kết.

Vừa chân ướt chân ráo tham gia xuất khẩu, thủy sản Việt Nam không hề biết làm marketing. Nhưng, mặt trái của vụ kiện, đã làm cho con cá tra trở nên nổi tiếng.

Không chỉ EU, cá tra giờ xuất khẩu sang 136 thị trường. Cá tra đi vào niên giám của của FAO (Tổ chức Lương thực thế giới) như một mặt hàng mới có vị thế cao, bởi sản lượng 1,5 triệu tấn/năm là cực lớn cho một loài cá nuôi. Ngay tại thị trường Mỹ, cá tra đã thắng cá nheo Mỹ, có vị thế cao hơn trong mắt người tiêu dùng, dù giá bán cá tra hiện chỉ bằng nửa cá nheo.

Nhưng, thắng lợi lớn nhất thu được là các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sống cùng, tồn tại được với những vụ kiện chống bán phá giá rất gay gắt như cá tra, tôm,... Qua những vụ kiện, sự khắc nghiệt của thị trường mà các doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển được chứng tỏ bản lĩnh, sự trưởng thành, tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.

 

Theo Ngọc Hà

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên