Cà Mau: “Xóa sổ” trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía
Nhiều năm liền giá mía xuống thấp khiến người trồng lãi không nhiều. Người dân Cà Mau đã tự chuyển đổi từ cây mía sang các mô hình khác như: Trồng gừng, lúa - tôm; trồng rau màu.
- 16-11-2015Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá
- 12-11-2015Khốc liệt ‘cuộc chiến’ mua mía
- 10-11-2015Tái cơ cấu - Yếu tố sống còn của ngành mía đường khi tham gia TPP
Nguy cơ vùng nguyên liệu mía phục vụ cho Nhà máy đường Thới Bình sẽ bị mất là điều khó tránh khỏi.
Do giá mía xuống thấp liên tục trong 3 năm liền, người nông dân không còn mặn mà với cây mía. Dù chính quyền địa phương vận động, Nhà máy đường Thới Bình cảnh báo mất vùng nguyên liệu, nhưng trước yêu cầu bức bách của cuộc sống, người trồng mía không thể giữ mía.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình, Cà Mau ngày 20.11 cho biết, hiện tại diện tích mía để cung ứng cho Nhà máy đường Thới Bình chỉ còn 700ha, trong tổng số trên 2.600ha được quy hoạch. Nguyên nhân do giá mía liên tiếp xuống thấp, người trồng mía gặp nhiều khó khăn. Người dân tự chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm hoặc trồng gừng. Được biết, giá gừng năm nay thương lái thu mua giao động từ 10.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 có mức giá lên đến trên 20.000 đồng/kg. Với mức giá trên, người trồng gừng tại huyện Thới Bình vẫn có lãi nhưng không nhiều.
Được biết, phòng trào trồng gừng tại Cà Mau chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây, khi người dân đốn mía để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác. Thông kê của Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho thấy hiện tại diện tích trồng mía của cả tỉnh Cà Mau chỉ còn 700ha, giảm gần 1.000ha so với năm 2011.
Nguyên nhân do giá mía liên tiếp giảm trong 3 năm, người trồng mía không có lãi. Đã có 175ha mía được người dân chuyển sang trồng gừng; 814ha mía chuyển sang lúa – tôm. Sau chuyển đổi, mô hình trồng gừng đem đến lợi nhuận trung bình lên tới 430 triệu đồng/ha; lúa – tôm trên 65 triệu đồng/ha, ttrong khi trồng mía lợi nhuận chỉ trên 18 triệu đồng/ha.
Lao động