Chính sách của Trung Quốc sẽ khiến giá bông giảm trở lại
Từ đầu năm nay, giá bông đã hồi phục khá mạnh bởi nhu cầu mạnh từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc và hy vọng diện tích trồng sụt giảm ở nước trồng bông lớn thứ 3 thế giới là Mỹ.
- 07-06-2013Nông dân Trung Quốc lo lắng vì gạo nhâp khẩu
- 22-05-2013Cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Đông Nam Á
- 31-05-2013Thương nhân Trung Quốc lỗ nặng vì gạo
- 30-05-2013Trung Quốc mua công ty chế biến thịt lợn lớn nhất Mỹ
- 27-05-2013Cảnh báo “Trung Quốc hóa” trại cá tầm Việt Nam
- 24-05-2013Quan chức Trung Quốc “đính chính” kết quả gạo nhiễm Cadmium
Giá bông kỳ hạn tại New York đã tăng 19% lên mức cao nhất trong vòng hơn một năm hồi trung tuần tháng 5. Thị trường thực sự thay
đổi sau khi giảm liên tiếp gần 2 năm bởi giá sợi tổng hợp – nguyên liệu có thể
thay thế bông – giảm và nhu cầu sợi sụt giảm trên toàn cầu.
Nhu cầu giảm giá giá bông không ổn định khiến nhiều nông dân
Mỹ chuyển sang trồng những loại cây khác đem lại hiệu quả cao hơn, khiến diện
tích bông sụt giảm. Mưa quá nhiều ở những vùng trồng bông chính trong thời gian
gần đây cũng khiến việc gieo trồng bị chậm lại. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhận
định diện tích bông của nước này niên vụ này có thể sẽ giảm khoảng 19% xuống
4,1 triệu ha.
Những yếu tố trên khiến nhiều người kỳ vọng giá bông sẽ tiếp
tục tăng trong những tháng tới. Giá bông hiện cao hơn ngưỡng trung bình 70 US cenbt/lb. Tuy
nhiên, triển vọng chu kỳ hồi phục giá bông sẽ không kéo dài chủ yếu do yếu tố
Trung Quốc. Trong trong trung hạn giá có thể sẽ giảm xuống dưới ngưỡng này.
Trung Quốc là nước tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu bông lớn
nhất thế giới. Trung Quốc sản xuất 27% tổng sản lượng bông toàn cầu, tiêu thụ
gần 40% tổng cầu bông thế giới.
Trung Quốc đã thu mua và dự trữ bông trong nước để thúc đẩy
sản lượng, và nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của các công ty dệt may. Trong 4
tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,152 triệu tấn bông, tăng 86,2% so
với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2012, lượng nhập khẩu là 5,14 triệu tấn. Tuy nhiên
nhập khẩu bông đã có dấu hiệu giảm từ tháng 4, và dự kiến sẽ tiếp tục giảm
trong những tháng tới.
Năm 2010 giá bông thế giới vọt lên mức cao kỷ lục lịch sử
khiến Trung Quốc phải dốc lượng dự trữ ra sử dụng, và đó cũng chính là thời
điểm Trung Quốc chuyển hướng chính sách bông – yếu tố tác đọng mạnh tới tiêu
thụ và mậu dịch bông toàn cầu.
Năm 2011 Trung Quốc bắt đầu chương trình thu mua bông tạm trữ
từ năm 2011, trả giá thu mua bông nội cao hơn giá thế giới để hỗ trợ người nông
dân, đồng thời áp giá tối thiểu với bôngKết quả là lượng thu mua lớn bông nội
địa đẩy giá bông trong nước tăng lên vượt giá thế giới. Chính điều này đã bù
lại việc sản lượng giảm trong năm sau đó. Những chính sách này đã khiến tồn trữ
bông của Trung Quốc đầy kho trở lại sau khi tăng thêm 18 triệu kiện, tương
đương 45% tổng sản lượng vụ 2011/12.
Năm 2012, Trung Quốc tăng giá hỗ trợ tối thiểu với mặt hàng
này, mặc dù khi đó giá thế giới giảm, khiến giá bông trong nước tiếp tục tăng
trung bình 50-70%.
Theo Hiệp hội Bông Trung Quốc, nước này sẽ theo đuổi chính
sách thu mua và dự trữ bông nội địa để khích lệ nông dân trồng nhiều bông hơn
nữa. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, chính phủ cũng cấp hạn ngạch nhập khẩu
bông.
Niên vụ 2013/14 cung bông tăng mạnh do Ấn Độ
Cùng với Trung Quốc và Mỹ, Ấn Độ là một trong những nước có
vai trò điều tiết thị trường bông thế giới, một thị trường mà giá cả biến động
chủ yếu theo diễn biến cung- cầu.
Ấn Độ là nước trồng bông lớn thứ 2 thế giới và xuất khẩu phần
lớn sản lượng.
Trong 10 năm qua, sản lượng bông Ấn Độ đã tăng 153% nhờ năng
suất tăng sau khi đưa giống bông mới biến đổi gien có tên Bt vào sản xuất từ nă
2002-03, đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu ròng bông.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng bông Ấn Độ trong niên
vụ mới bắt đầu từ tháng 10/2012 sẽ đạt 34,5 triệu kiện. Ấn Độ chiếm khoảng một
phần ba tổng diện tích bông toàn cầu.
Theo Ủy ban Tư vấn Bông, Ấn Độ có dư 8 triệu kiện bông sau khi
xuất khẩu kỷ lục 12,95 triệu kiện trong năm vừa qua.
Trong báo cáo công bố hôm 10/5, USDA dự báo tồn trữ bông thế
giới vụ mùa tới sẽ tăng 9,4% lên kỷ lục 20.192.000 tấn, cao hơn nhiều mức tăng
2% (lên 18.250.000 tấn) mà Ủy ban Tư vấn Bông Quốc tế (ICAC) dự báo.
USDA dự báo sản lượng bông thế giới sẽ giảm 2,5% so với vụ
này, chủ yếu do sự sụt giảm ở Mỹ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Mexico,
song bù lại sẽ tăng ở Brazil, Ấn Độ, Pakistan và Australia.
Tiêu thụ bông toàn cầu dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ 2,1%. Trung Quốc
sẽ nhập khẩu 2.613.000 tấn trong niên vụ 2013/14, so với 3.973.000 tấn vụ này.
Tiêu thụ bông Trung Quốc sẽ vẫn ở mức 7.403.000 tấn, và dự trữ sẽ tăng 21% lên
12.667.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 tổng dự trữ toàn cầu, với lượng thu mua của
chính phủ trong các kho dự trữ quốc gia dự kiến sẽ cao hơn lượng bán từ các kho
dự trữ quốc gia.
Bản đồ tiêu thụ bông thế giới dần thay đổi, Việt Nam, Ấn Độ,
Bangladesh và Pakistan sẽ gia tăng nhập khẩu bông
Vị trí thứ nhất thế giới về sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu
bông của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn không thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên,
những thay đổi về chính sách gần đây sẽ ảnh hưởng tới giá trong nước, giảm
lượng tiêu thụ của các nhà máy và giảm lợi nhuận của nhà se sợi.
Chính sách hỗ trợ sản xuất bông nội địa mạnh tay của chính phủ
Trung Quốc đã làm giảm mạnh lợi nhuận của các nhà xe sợi chính quốc gia này và
dự kiến sẽ kéo theo tiêu thụ và nhập khẩu bông sụt giảm, trong khi các nước
khác thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ.
Vẫn là nước nhập khẩu ròng bông, song lượng nhập ròng vào Trung Quốc dự báo sẽ giảm dần trong thập kỷ tới, trái với xu hướng tăng ở Bangladesh, Pakistan và Việt Nam.
Biểu đồ thị phần tiêu thụ bông của những
thị trường chính trên thế giới: giai đoạn 200-11 và dự báo 2012-22
Nhập khẩu bông vào Việt Nam trong 4 tháng năm 2013 tăng tới
65% về khối lượng và 37% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 200.126 tấn,
trị giá 385.956.617 USD.
Mỹ, Ấn Độ và Brazil cung cấp 82,2% tổng nhập khẩu bông nguyên
liệu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay. Một số thị trường cung cấp khác là
Pakistan, Ôxtraylia, Achentina, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và
Italia.
Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp mặt hàng bông nguyên
liệu cho Việt Nam, với 97.444 tấn, trị giá 196.447.914 USD, tăng 254,1% về
lượng và tăng 180,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 50,8% tổng trị
giá nhập khẩu. Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, với lượng nhập 55.951 tấn, trị
giá 101.665.599 USD, tăng 130,8% về lượng và tăng 101,9% về trị giá. Braxin là
thị trường lớn thứ ba, Việt Nam nhập khẩu bông nguyên liệu từ thị trường này
đạt 19.171.382 USD, với lượng nhập 8.999 tấn.