Ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu lo vì "được mùa mất giá"
Sau gần 1 tháng ra khơi đánh bắt đầu năm, mấy ngày qua, nhiều tàu thuyền của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh lân cận đã trở về bờ với các khoang thuyền đầy ắp cá tôm.
Thế nhưng, niềm vui sau chuyến biển thu hoạch thắng lợi thì nỗi lo giá cả thủy sản xuống thấp, xăng dầu tăng cao đã khiến không ít ngư dân lo lắng vì cho dù sản lượng có tăng thì lợi nhuận mang lại cũng không đủ bù cho phí tổn mỗi chuyến ra khơi.
Chiếc tàu đánh bắt của ông Dương Văn Đực, tỉnh Khánh Hòa vừa cập cảng cá Vũng Tàu. Ông Đực cho biết, chuyến biển đầu năm ông cùng 11 bạn ghe xuất hành vào ngày17 Tết với chi phí đi biển 120 triệu đồng. Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển, tàu ông thu được trên 10 tấn cá và đây là sản lượng khá cao so với các tàu khác.
Vậy mà niềm vui vì thu hoạch nhiều đang nhường lại cho nỗi lo giá cả xuống quá thấp. Với loại cá ngừ ông thu hoạch chỉ bán với giá 10.000 đồng/kg, giảm một nửa so với mọi năm nên chuyến biển này xem như hòa vốn.
Cách đây 3 tuần, giá dầu diesel lại tăng 240 đồng/lít, lên mức 22.700 đồng/lít. Với mức giá này ngư dân phải tốn thêm chi phí từ 10-15 triệu đồng/mỗi chuyến biển 20 ngày.
Hiện nay, để tiết kiệm nhiên liệu trong khai thác, một số tàu cá trong tỉnh đã chuyển đổi chức năng sang làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Những chủ tàu này liên kết với nhau hình thành nên đội tàu hậu cần có công suất lớn cùng theo ngư dân ra khơi xa.
Trong một tháng, mỗi tàu dịch vụ sẽ thay phiên nhau ra vào bờ khoảng 10-12 chuyến để vận chuyển nhiên liệu, thức ăn, nước uống, nước đá, ngư lưới cụ cung ứng cho tàu đánh bắt cá dài ngày trên biển, đồng thời thu mua hải sản chuyển vào cung ứng cho các đại lý, chủ vựa cá ở các bến.
Số lượng tàu dịch vụ hiện vẫn còn khá hạn chế, chưa đầy 50 chiếc, trong khi số lượng tàu thuyền của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên 6.700 chiếc, trong đó có trên 3.000 tàu đánh bắt xa bờ.
Thời điểm này, các tàu thuyền đang tiếp tục trở về bờ sau chuyến biển đầu năm. Dự kiến, trong vài ngày tới các tàu sẽ lấy lương thực, nhiên liệu và tranh thủ vươn khơi chuyến biển thứ hai nhưng nhiều ngư dân cùng chung tâm trạng lo lắng trước tình trạng "được mùa mất giá".
Chiếc tàu đánh bắt của ông Dương Văn Đực, tỉnh Khánh Hòa vừa cập cảng cá Vũng Tàu. Ông Đực cho biết, chuyến biển đầu năm ông cùng 11 bạn ghe xuất hành vào ngày17 Tết với chi phí đi biển 120 triệu đồng. Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển, tàu ông thu được trên 10 tấn cá và đây là sản lượng khá cao so với các tàu khác.
Vậy mà niềm vui vì thu hoạch nhiều đang nhường lại cho nỗi lo giá cả xuống quá thấp. Với loại cá ngừ ông thu hoạch chỉ bán với giá 10.000 đồng/kg, giảm một nửa so với mọi năm nên chuyến biển này xem như hòa vốn.
Cách đây 3 tuần, giá dầu diesel lại tăng 240 đồng/lít, lên mức 22.700 đồng/lít. Với mức giá này ngư dân phải tốn thêm chi phí từ 10-15 triệu đồng/mỗi chuyến biển 20 ngày.
Hiện nay, để tiết kiệm nhiên liệu trong khai thác, một số tàu cá trong tỉnh đã chuyển đổi chức năng sang làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Những chủ tàu này liên kết với nhau hình thành nên đội tàu hậu cần có công suất lớn cùng theo ngư dân ra khơi xa.
Trong một tháng, mỗi tàu dịch vụ sẽ thay phiên nhau ra vào bờ khoảng 10-12 chuyến để vận chuyển nhiên liệu, thức ăn, nước uống, nước đá, ngư lưới cụ cung ứng cho tàu đánh bắt cá dài ngày trên biển, đồng thời thu mua hải sản chuyển vào cung ứng cho các đại lý, chủ vựa cá ở các bến.
Số lượng tàu dịch vụ hiện vẫn còn khá hạn chế, chưa đầy 50 chiếc, trong khi số lượng tàu thuyền của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên 6.700 chiếc, trong đó có trên 3.000 tàu đánh bắt xa bờ.
Thời điểm này, các tàu thuyền đang tiếp tục trở về bờ sau chuyến biển đầu năm. Dự kiến, trong vài ngày tới các tàu sẽ lấy lương thực, nhiên liệu và tranh thủ vươn khơi chuyến biển thứ hai nhưng nhiều ngư dân cùng chung tâm trạng lo lắng trước tình trạng "được mùa mất giá".
Theo Hoàng Nhị