Nhật ngừng chính sách bảo hộ sản xuất gạo trong nước
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định chấm dứt chính sách bảo hộ ngành sản xuất gạo trong nước thông qua biện pháp hạn chế sản lượng và trợ cấp tiền mặt cho những người trồng lúa gạo.
Theo hãng tin Kyodo, đây là sự điều chỉnh chính sách quan trọng của chính phủ Nhật Bản nhằm kích thích ngành sản xuất đang được bảo hộ cao này trong bối cảnh các hộ nông dân ở Nhật Bản chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài sau khi hiệp định thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Theo chương trình điều chỉnh sản lượng hay chương trình giảm sản lượng thóc đang được áp dụng, các hộ trồng lúa gạo sẽ được chính phủ trợ cấp 15.000yen/1.000m2 đất canh tác.
Tuy nhiên, theo quyết định trên, khoản trợ cấp này sẽ bị giảm một nửa từ đầu tài khóa 2014 (ngày 1/4/2014) và bị bãi bỏ hoàn toàn vào cuối tài khóa 2018 (ngày 31/3/2019).
Bên cạnh đó, kể từ tài khóa 2014, chính phủ sẽ xóa bỏ các khoản trợ cấp cho nông dân khi giá bán gạo của họ giảm thấp hơn các mức giá chuẩn. Thay vào đó, kể từ năm 2014, chính phủ sẽ triển khai hệ thống thanh toán trực tiếp cho việc bảo tồn đất nông nghiệp ở các khu vực miền núi và mở rộng trợ cấp nhằm khuyến khích các hộ nông dân chuyển dịch sang sản xuất gạo làm thức ăn gia súc.
Mặt khác, trong hệ thống mới sẽ được triển khai trong tài khóa 2018, các hộ nông dân Nhật Bản sẽ được phép quyết định sản lượng trên cơ sở các dự báo về cung-cầu của chính phủ thay cho hệ thống hạn ngạch được ban hành năm 1970 nhằm giới hạn sản lượng và giữ giá gạo không giảm trong bối cảnh lượng gạo tiêu thụ sụt giảm.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc Nhật Bản tham gia TPP, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đưa các biện pháp phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp vào dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2013.
Mặc dù vậy, chính phủ Nhật Bản không thông báo bất kỳ sự thay đổi nào về thuế nhập khẩu gạo cho dù thuế suất thuế nhập khẩu gạo của nước này hiện rất cao (778%).
Phát biểu tại cuộc họp về chính sách nông nghiệp hôm 26/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông muốn thúc đẩy cuộc cải cách quan trọng về chính sách nông nghiệp, đồng thời khẳng định sẽ “bãi bỏ những chính sách đi ngược lại các cuộc cải cách cơ cấu.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông-lâm-ngư nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết chính phủ có kế hoạch đệ trình các dự luật về cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp lên quốc hội trong kỳ họp thường niên vào đầu năm tới
Theo chương trình điều chỉnh sản lượng hay chương trình giảm sản lượng thóc đang được áp dụng, các hộ trồng lúa gạo sẽ được chính phủ trợ cấp 15.000yen/1.000m2 đất canh tác.
Tuy nhiên, theo quyết định trên, khoản trợ cấp này sẽ bị giảm một nửa từ đầu tài khóa 2014 (ngày 1/4/2014) và bị bãi bỏ hoàn toàn vào cuối tài khóa 2018 (ngày 31/3/2019).
Bên cạnh đó, kể từ tài khóa 2014, chính phủ sẽ xóa bỏ các khoản trợ cấp cho nông dân khi giá bán gạo của họ giảm thấp hơn các mức giá chuẩn. Thay vào đó, kể từ năm 2014, chính phủ sẽ triển khai hệ thống thanh toán trực tiếp cho việc bảo tồn đất nông nghiệp ở các khu vực miền núi và mở rộng trợ cấp nhằm khuyến khích các hộ nông dân chuyển dịch sang sản xuất gạo làm thức ăn gia súc.
Mặt khác, trong hệ thống mới sẽ được triển khai trong tài khóa 2018, các hộ nông dân Nhật Bản sẽ được phép quyết định sản lượng trên cơ sở các dự báo về cung-cầu của chính phủ thay cho hệ thống hạn ngạch được ban hành năm 1970 nhằm giới hạn sản lượng và giữ giá gạo không giảm trong bối cảnh lượng gạo tiêu thụ sụt giảm.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc Nhật Bản tham gia TPP, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đưa các biện pháp phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp vào dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2013.
Mặc dù vậy, chính phủ Nhật Bản không thông báo bất kỳ sự thay đổi nào về thuế nhập khẩu gạo cho dù thuế suất thuế nhập khẩu gạo của nước này hiện rất cao (778%).
Phát biểu tại cuộc họp về chính sách nông nghiệp hôm 26/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông muốn thúc đẩy cuộc cải cách quan trọng về chính sách nông nghiệp, đồng thời khẳng định sẽ “bãi bỏ những chính sách đi ngược lại các cuộc cải cách cơ cấu.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông-lâm-ngư nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết chính phủ có kế hoạch đệ trình các dự luật về cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp lên quốc hội trong kỳ họp thường niên vào đầu năm tới