Vụ thu hoạch dong riềng: Giá đã rẻ, bán cũng khó
Giá dong riềng quá thấp, từ 1.400 đồng/kg năm 2012-2013, năm 2013-2014 này chỉ bán được có 400 đồng/kg.
Các địa phương ở ngoại thành Hà Nội đang vào vụ thu hoạch dong riềng. Tuy nhiên, trái với niềm vui "ngày mùa", trên gương mặt người nông dân lại nặng trĩu nỗi buồn, bởi giá dong riềng quá thấp, từ 1.400 đồng/kg năm 2012-2013, năm 2013-2014 này chỉ bán được có 400 đồng/kg. Giá đã rẻ, bán dong riềng cũng rất khó khăn, không ít hộ đã không thu hoạch...
Giá quá thấp
Thôn Văn Quán, xã Văn Khê, huyện Mê Linh thời điểm này nông dân đang vào vụ thu hoạch dong riềng. Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Văn Quán Nguyễn Viết Đỗ cho hay, giá dong riềng "vừa bán, vừa cho", chỉ có 400 đồng/kg, mà vẫn không có người mua. Các thương lái cho rằng, giá như vậy vẫn còn đắt hơn so với lấy hàng từ các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La... "Dong riềng ở Văn Quán tuy củ to nhưng không nhiều bột. Hơn nữa, giá thu mua tại các tỉnh miền núi chỉ khoảng 200 đồng/kg, tính cả chi phí vận chuyển về Hà Nội cũng chỉ đến 300 đồng/kg. Chính vì vậy, dù giá dong riềng đã giảm sâu vẫn rất khó tiêu thụ"- ông Đỗ cho biết.
Khu vực bãi ven sông Đáy thuộc các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai cũng có hàng nghìn hộ trồng dong riềng. Mặc dù nằm ngay trong vùng chế biến tinh bột dong riềng của Hoài Đức, nhưng dong riềng vẫn rất khó bán.
Ông Hà Văn Tuân, ở thôn 5, xã Yên Sở (Hoài Đức) trồng 2 sào dong riềng cho biết: "Ở Yên Sở có nhiều gia đình không làm ruộng, cho thuê đất để các hộ trồng hoa và phật thủ, một năm không làm gì cũng được 4 triệu đồng/sào, còn trồng dong riềng thì không được 1 triệu đồng/sào. Trừ chi phí giống, phân bón, công chăm sóc thì coi như lỗ vốn".
Theo Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đăng Hoan, cả xã có 10ha trồng dong riềng, hộ trồng nhiều nhất 5 sào, hộ trồng ít cũng khoảng 1 sào. Trồng dong riềng không khó, nhưng mất nhiều công, nhất là công thu hoạch. Do củ dong riềng dễ gẫy nên phải thu hoạch hoàn toàn thủ công, cuốc từng gốc một. Nếu thuê nhân công đào cũng mất 150 nghìn đồng/ngày. Nhiều hộ đã bỏ không thu hoạch mặc cho ruộng dong riềng héo rũ lá, hoặc "biếu không" cho ai có nhu cầu thì đào.
Cung vượt quá cầu
Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Mai Lan cho biết, toàn huyện có khoảng 100ha trồng dong riềng, tập trung chủ yếu ở các xã vùng bãi ven sông Đáy như Yên Sở, Tiền Yên, Cát Quế… Những năm trước, củ dong riềng được giá, người dân đổ xô trồng phục vụ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tinh bột tại các làng nghề Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu… Ngoài địa bàn Hoài Đức, các huyện khác như Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai cũng trồng rất nhiều, trong khi đó số cơ sở chế biến có hạn, dẫn đến "khủng hoảng" thừa. Hơn nữa, các cơ sở chế biến tinh bột, làm miến cũng giảm mua nguyên liệu, vì "đầu ra" cho miến đang suy giảm nghiêm trọng.
Có mặt tại xã Dương Liễu, nơi hằng năm tiêu thụ một lượng dong riềng lớn từ khắp nơi đổ về phục vụ các cơ sở chế biến tinh bột, chúng tôi thấy không khí không náo nhiệt như các năm trước. Theo Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại Dương Liễu Nguyễn Phi Đức, năm nay lượng dong riềng tiêu thụ chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái, trong khi đó nguồn dong lại tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Dong củ giảm, giá tinh bột dong cũng giảm từ 15.000 đồng xuống còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, giá miến giảm từ 35.000 đồng xuống còn 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Một số địa phương đã và đang xuất hiện những mô hình chuyển đổi cho hiệu quả cao, điển hình như vùng trồng đào, quất mới ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì hay vùng trồng rau sạch ở Tiên Dương, huyện Đông Anh, người dân thu hàng trăm triệu đồng/héc ta canh tác, vì vậy việc chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả cao thay thế cây dong riềng càng trở nên bức thiết.
Ngay sau vụ dong riềng này, nhiều hộ nông dân sẽ không trồng dong riềng nữa, nhưng chuyển sang trồng cây gì thì vẫn chưa xác định được. Thực tế trên cho thấy người dân rất cần được tư vấn, hỗ trợ trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đối với cây dong riềng, muốn phát triển bền vững, Nhà nước cần có chính sách hợp lý trong công tác quy hoạch phát triển cây dong riềng, hỗ trợ nông dân từ khâu trồng, chế biến đến khâu tiêu thụ...
Giá quá thấp
Thôn Văn Quán, xã Văn Khê, huyện Mê Linh thời điểm này nông dân đang vào vụ thu hoạch dong riềng. Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Văn Quán Nguyễn Viết Đỗ cho hay, giá dong riềng "vừa bán, vừa cho", chỉ có 400 đồng/kg, mà vẫn không có người mua. Các thương lái cho rằng, giá như vậy vẫn còn đắt hơn so với lấy hàng từ các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La... "Dong riềng ở Văn Quán tuy củ to nhưng không nhiều bột. Hơn nữa, giá thu mua tại các tỉnh miền núi chỉ khoảng 200 đồng/kg, tính cả chi phí vận chuyển về Hà Nội cũng chỉ đến 300 đồng/kg. Chính vì vậy, dù giá dong riềng đã giảm sâu vẫn rất khó tiêu thụ"- ông Đỗ cho biết.
Khu vực bãi ven sông Đáy thuộc các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai cũng có hàng nghìn hộ trồng dong riềng. Mặc dù nằm ngay trong vùng chế biến tinh bột dong riềng của Hoài Đức, nhưng dong riềng vẫn rất khó bán.
Ông Hà Văn Tuân, ở thôn 5, xã Yên Sở (Hoài Đức) trồng 2 sào dong riềng cho biết: "Ở Yên Sở có nhiều gia đình không làm ruộng, cho thuê đất để các hộ trồng hoa và phật thủ, một năm không làm gì cũng được 4 triệu đồng/sào, còn trồng dong riềng thì không được 1 triệu đồng/sào. Trừ chi phí giống, phân bón, công chăm sóc thì coi như lỗ vốn".
Theo Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đăng Hoan, cả xã có 10ha trồng dong riềng, hộ trồng nhiều nhất 5 sào, hộ trồng ít cũng khoảng 1 sào. Trồng dong riềng không khó, nhưng mất nhiều công, nhất là công thu hoạch. Do củ dong riềng dễ gẫy nên phải thu hoạch hoàn toàn thủ công, cuốc từng gốc một. Nếu thuê nhân công đào cũng mất 150 nghìn đồng/ngày. Nhiều hộ đã bỏ không thu hoạch mặc cho ruộng dong riềng héo rũ lá, hoặc "biếu không" cho ai có nhu cầu thì đào.
Cung vượt quá cầu
Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Mai Lan cho biết, toàn huyện có khoảng 100ha trồng dong riềng, tập trung chủ yếu ở các xã vùng bãi ven sông Đáy như Yên Sở, Tiền Yên, Cát Quế… Những năm trước, củ dong riềng được giá, người dân đổ xô trồng phục vụ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tinh bột tại các làng nghề Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu… Ngoài địa bàn Hoài Đức, các huyện khác như Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai cũng trồng rất nhiều, trong khi đó số cơ sở chế biến có hạn, dẫn đến "khủng hoảng" thừa. Hơn nữa, các cơ sở chế biến tinh bột, làm miến cũng giảm mua nguyên liệu, vì "đầu ra" cho miến đang suy giảm nghiêm trọng.
Có mặt tại xã Dương Liễu, nơi hằng năm tiêu thụ một lượng dong riềng lớn từ khắp nơi đổ về phục vụ các cơ sở chế biến tinh bột, chúng tôi thấy không khí không náo nhiệt như các năm trước. Theo Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại Dương Liễu Nguyễn Phi Đức, năm nay lượng dong riềng tiêu thụ chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái, trong khi đó nguồn dong lại tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Dong củ giảm, giá tinh bột dong cũng giảm từ 15.000 đồng xuống còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, giá miến giảm từ 35.000 đồng xuống còn 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Một số địa phương đã và đang xuất hiện những mô hình chuyển đổi cho hiệu quả cao, điển hình như vùng trồng đào, quất mới ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì hay vùng trồng rau sạch ở Tiên Dương, huyện Đông Anh, người dân thu hàng trăm triệu đồng/héc ta canh tác, vì vậy việc chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả cao thay thế cây dong riềng càng trở nên bức thiết.
Ngay sau vụ dong riềng này, nhiều hộ nông dân sẽ không trồng dong riềng nữa, nhưng chuyển sang trồng cây gì thì vẫn chưa xác định được. Thực tế trên cho thấy người dân rất cần được tư vấn, hỗ trợ trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đối với cây dong riềng, muốn phát triển bền vững, Nhà nước cần có chính sách hợp lý trong công tác quy hoạch phát triển cây dong riềng, hỗ trợ nông dân từ khâu trồng, chế biến đến khâu tiêu thụ...
Theo Nguyễn Mai