Nữ CEO khỏi ung thư sau 3 tháng: 2 điều quan trọng làm tế bào ác tính "không cánh mà bay"
Mắc ung thư tuyến giáp ở giai đoạn 3, nữ CEO đã điều trị thành công và có những thay đổi lối sống quan trọng. Chỉ trong 3 tháng, các tế bào ung thư đã ‘không cánh mà bay".
- 04-04-20227 loại thực phẩm chứa chất gây UNG THƯ cực độc nhưng ẩn mình ngay trong nhà: Đừng dại mà đụng vào dù chỉ một chút
- 04-04-2022Tuổi thọ được quyết định bởi gan: Tránh 3 loại đồ ngọt, tăng cường ăn 2 món vị đắng để giải độc gan, phòng tránh ung thư gan
- 04-04-2022Loại cỏ dại mọc hoang khắp nơi, phòng chống ung thư, hạ đường huyết: Ít người biết để dùng
Nữ CEO Đào Loan (SN 1979), Giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội, CEO trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm từng mắc ung thư Tuyến giáp giai đoạn 3, nhưng chỉ sau 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, mọi chỉ số của chị đã trở lại bình thường. Để có được thành công đó, ngoài điều trị tại bệnh viện còn có sự đóng góp quan trọng của việc thay đổi lối sống.
Câu chuyện truyền cảm hứng này là trải nghiệm cá nhân của nhân vật được ghi lại để độc giả tham khảo và không thay thế lời khuyên về chăm sóc - điều trị. Mỗi loại ung thư, mỗi tình huống ung thư có phương pháp điều trị khác nhau, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của mình.
Bài viết có sự góp ý chuyên môn của TS. BS Phạm Nguyên Quý - Khoa Ung thư Nội khoa, BV Kyoto Miniren, ĐH Kyoto, Trưởng Dự án Y học Cộng đồng.
Giật mình vì nguyên nhân gây bệnh
Chào cả nhà, tôi là Loan – người phụ nữ từng bị ung thư Tuyến giáp.
Trong số bệnh ung thư thì tôi vẫn được tính là "gặp may" vì bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên, tôi cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người có thêm động lực vượt qua bệnh tật.
Tháng 3/2021, trong một lần khám sức khỏe định kỳ, tôi được các bác sĩ thông báo mắc ung thư Tuyến giáp giai đoạn 3. Lúc biết tin, tôi khá shock vì cơ thể không có biểu hiện gì của bệnh.
Vốn học Y nên bản thân cũng hiểu được nguyên nhân. Thời điểm đó, tôi còn bị sang chấn tâm lý, áp lực liên tục vì công việc và gia đình.
Bất ngờ khi bản thân mắc ung thư, chị Loan bị shock tâm lý. Ảnh: Lê Liên.
Những áp lực cứ liên tục dồn đến khiến cơ thể tôi mệt mỏi, mất ngủ triền miên, chán ăn, lười vận động…Tất cả những điều đó cộng lại khiến sức đề kháng của tôi cũng bị suy giảm.
Chúng ta nên hiểu nguyên lý: Trong cơ thể mỗi người sẽ có tế bào khỏe mạnh và tế bào ác tính. Nếu chúng ta không nuôi dưỡng tế bào khỏe mạnh đúng cách, đầy đủ dinh dưỡng thì nó sẽ giảm dần và đó là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Thời điểm đó, tất cả như rơi vào bế tắc, tôi từng nghĩ đến việc bỏ cuộc. Nhưng may mắn, tôi còn gia đình và bạn bè ở bên động viên để tôi có thể vững lại tinh thần chữa bệnh. Sau 1 tháng, tôi bắt đầu tiến hành điều trị.
Khi chấp nhấn sự thật, chị Loan bắt đầu cuộc chiến với ung thư.
Tháng 4/2021, tôi bắt đầu vào viện mổ tuyến giáp và uống iot phóng xạ. Tôi phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
Vì uống iot phóng xạ, tôi cần phải có một phòng riêng biệt để không nhiễm phóng xạ cho mọi người. Tôi thuê khách sạn và ở một mình trong vòng 1 tháng trước khi về nhà.
Những ngày đầu uống iot phóng xạ, bản thân rơi vào mệt mỏi, rối loạn chức năng chuyển hóa, cơ thể phù nề, không muốn ăn… Quá trình hồi phục thực sự khó khăn, vì không nói được, phải tập thở, tập nói thường xuyên. Nhưng nhờ thay đổi tư duy và lối sống, tôi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.
Ngoài điều trị, thay đổi lối sống cũng rất quan trọng
3 tháng ở trong phòng, tôi tập dần những thói quen tốt như tập thể dục thường xuyên, đọc sách tư duy tích cực, thay đổi chế độ dinh dưỡng và bổ sung thêm thực phẩm dinh dưỡng. Sau khi phẫu thuật và uống iot phóng xạ, người bệnh cần hạn chế những đồ ăn dầu mỡ, tôi bắt đầu tập làm quen ăn đồ luộc, ăn hoa quả và các thực phẩm khác tốt cho cơ thể.
Nhờ thành công của việc điều trị cộng với các phương pháp chăm sóc sức khỏe đúng đắn nên chỉ đến tháng 6/2021, tôi đã hoàn toàn bình phục. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tôi đã hết sạch tế bào ung thư và các chỉ số trở về bình thường.
Bên cạnh việc suy nghĩ tích cực, chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Ảnh minh hoạ.
Sau khoảng thời gian đó, tôi cũng đúc kết ra khá nhiều điều: "Ăn cũng là bệnh, không ăn cũng là bệnh. Nguyên nhân bệnh hay không cũng từ miệng mà ra". Vì thế muốn cơ thể khỏe, chúng ta nên nghiên cứu dinh dưỡng thật kỹ lưỡng, ăn gì tốt cho cơ thể.
Thời điểm hiện tại, tôi đã là một Loan hoàn toàn khác, từ tư duy tới cơ thể. Tôi học cách chăm sóc sức khỏe chủ động hơn, tập luyện thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng và lành mạnh, xét nghiệm máu thường kì để tầm soát bệnh. Sau biến cố của mình, tôi cũng muốn lan tỏa phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động mình học được đến nhiều người hơn để tất cả mọi người, mọi nhà đều có một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn.
Chị Loan đã có nhiều thay đổi về dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Cũng cảm ơn khoảng thời gian mắc bệnh giúp bản thân tôi tĩnh lại và suy nghĩ mọi việc. Cuối cùng thì mọi việc đều suôn sẻ. Vậy nên, hãy là những "chiến binh ung thư", hãy suy nghĩ lạc quan và thay đổi chính mình, bởi "ung thư không phải là hết".
*Bài viết được kể theo ngôi thứ nhất!
Doanh nghiệp và tiếp thị
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần