Nữ CEO nổi tiếng với quan điểm khiến hàng triệu bà mẹ nhẹ nhõm: Phụ nữ không cần phải dành hết tất cà cho con
Nữ CEO da màu đầu tiên trong Fortune 500 nêu quan điểm phụ nữ không cần phải kè kè và dành hết thời gian cho con.
- 13-11-2023Tăng Thanh Hà khoe "góc đặc biệt" của cậu út Mason còn chia sẻ 1 điều khiến nhiều cha mẹ nức nở khen: Thích cách chị dạy con!
- 09-11-2023Răn dạy con gái cách chọn chồng: Không nhà, không xe chẳng sao, bố mẹ chồng "3 KHÔNG" mới đáng sợ!
- 24-10-2023Phạm Hương khoe 2 con trai câu cá cực chuyên nghiệp, 1 chi tiết khiến fan khen nức nở cách dạy con
Gánh nặng "giỏi việc nước, đảm việc nhà" và một tay quán xuyến vẫn tồn tại đối với phụ nữ ở khắp mọi nơi. Việc cân bằng giữa việc nhà và sự nghiệp, đôi khi, trở nên vô cùng khó khăn đối với phái đẹp.
Tuy nhiên, với Ursula Burns, người trở thành nữ CEO đầu tiên góp mặt trong danh sách Fortune 500 (danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ), thì gánh nặng do xã hội áp đặt này không ảnh hưởng tới bà. Thay vì cố gắng cả hai khía cạnh, bà dựa vào người chồng quá cố Lloyd Bean để giúp chăm sóc người đứa con của họ, bỏ lỡ nhiều cơ hội bên các con trong khi thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp. Hơn nữa, bà cho rằng thành công trong sự nghiệp của mình là nhờ vào chiến lược này.
Burns, 63 tuổi, nói với CNBC Make It: "Tôi sẽ không thể trở thành CEO của công ty trừ khi tôi giao phó việc chăm sóc con mình. Tôi không tin rằng bạn phải đến xem tất cả các trận đấu của con mình. Tôi hoàn toàn không hiểu chuyện đó là sao".
("Đến xem tất cả các trận đấu của con mình" là một cách nói phổ biến ở Mỹ, đề cập tới việc cha mẹ nên có mặt ở các trận đấu thể thao mà con họ thi đấu. Tại Mỹ, thể thao trẻ em vô cùng được coi trọng, nên hiểu rộng ra, đây là lời khuyên rằng cha mẹ không nên bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc quan trọng nào của con).
Burns cho biết suy nghĩ đó đôi khi dẫn đến những phản hồi tiêu cực từ các bậc cha mẹ khác - nhưng nó đã có hiệu quả với bà. Bà cho biết, ngay cả khi tham dự một trận đấu, bà cũng không xem "từng giây" của trận đấu đó. Thay vào đó, bà dành thời gian để thư giãn và giải ô chữ.
Burns giãi bày: "Tôi không phải là một bà mẹ trực thăng. Chúng tôi chỉ làm những gì cần phải làm thôi".
Burns đã lãnh đạo Xerox, một công ty in ấn lớn từ năm 2009 đến năm 2016, tới khi công ty tách thành hai công ty: Xerox và Conduent. Bà vẫn là chủ tịch của Xerox cho đến năm 2017.
Bà kể khi bà bắt đầu thăng tiến trong công ty, chồng bà - một nhà khoa học nghiên cứu tại cùng công ty - đã nghỉ hưu sớm để trở thành một ông bố nội trợ. Chị gái của Burns cũng sống gần đó và đôi khi giúp đỡ gia đình nhỏ.
Bà ghi nhận cách tiếp cận tập thể này giúp bà có khả năng lãnh đạo Xerox đồng thời nuôi được các con. "Cần một ngôi làng (để nuôi các đứa trẻ) và chúng tôi đã có ngôi làng", bà nói.
Năm 2009, Burns cũng được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm hỗ trợ lãnh đạo chương trình STEM Quốc gia của Nhà Trắng, chương trình khuyến khích sinh viên theo đuổi các nghề nghiệp liên quan đến STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Sau đó, bà được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu của Tổng thống, vai trò mà bà giữ từ năm 2015 đến năm 2016.
Bà cũng từng phục vụ trong ban giám đốc của nhiều tập đoàn bao gồm Uber, American Express và ExxonMobil. Năm 2014, Forbes đánh giá bà là người phụ nữ quyền lực thứ 22 trên thế giới.
Mặc dù bỏ lỡ các hoạt động sau giờ học, Burns cho biết bà đã nuôi dạy hai "đứa trẻ ngoan không thể tin được". Đồng thời, bà nói, sự nghiệp của bà thăng tiến nhanh đến mức đôi khi khiến bà cảm thấy lạc lõng giữa những hoạt động thường ngày trong cuộc sống của mình. Điều hối tiếc duy nhất của bà là không tập trung từng giây nhiều hơn trong những hoạt động hàng ngày đó, từ cơ quan về đến nhà.
Phụ nữ số