Nữ CEO xinh đẹp được Shark Phú nhận xét “Anh không quan tâm đến business, chỉ quan tâm đến mỗi em”: Tôi thấy chuyện rất bình thường!
Câu nói "Anh không quan tâm đến business, chỉ quan tâm đến mỗi em thôi" của Shark Phú đã dấy lên nhiều tranh cãi về tính gameshow và câu nói đùa về giới tính. Nữ chính trong cuộc - CEO Wiibike - nói gì về câu chuyện này?
- 11-05-2021Trước tranh cãi rót vốn cho nữ CEO xinh đẹp, phía Shark Phú lên tiếng: Nhân tướng học là 1 trong 3 yếu tố quyết định
- 11-05-2021‘Bài học xương máu’ khiến Shark Phú kiên định theo phong cách “Bank Tank”: Đầu tư vào 5 deal trên Shark Tank thì 2 startup nhận vốn thất bại và mất hút, không một lời thông báo
- 11-05-2021Vừa chê mô hình không sống được và sẽ từ chối đầu tư, Shark Bình đã dùng "gió đông" trong trận Xích Bích thuyết phục founder Bếp trên mây nhận vốn đầu tư dù định giá chỉ bằng một nửa đề nghị ban đầu
Show gọi vốn đầu tư trên truyền hình bị gọi là gameshow. Tiêu chí gọi vốn thay vì nhìn vào mô hình kinh doanh, sản phẩm, bị gói gọn trong tiêu chí "Xinh". Câu nói chốt deal của các cá mập bị dấy lên vấn đề về giới. Shark Tank Việt Nam mùa 4 tập 2 đã dấy lên tranh cãi về bình đẳng giới.
Nữ chính của cuộc tranh cãi ấy - CEO Wiibike Nguyễn Thị Thu Hằng - đã chia sẻ với chúng tôi về góc nhìn của bản thân cũng như câu chuyện kinh doanh của Wiibike.
* Câu nói "Anh không quan tâm đến business, chỉ quan tâm đến em thôi" của Shark Phú hiện gây nhiều tranh cãi. Là người trong cuộc, chị nghĩ sao?
Trên sóng truyền hình, Wiibike chỉ xuất hiện khoảng 15 phút, còn thực tế ghi hình diễn ra hơn 1 tiếng. Trong quá trình đó, Shark Phú và các Shark còn lại đặt ra rất nhiều câu hỏi để tìm hiểu kỹ càng về Wiibike, từ quá trình thành lập đến đặc điểm sản phẩm, tình hình tài chính và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Câu mà bạn nói đến nằm ở phần chốt deal, sau khi các Shark đã không còn câu hỏi nào đặt ra cho Wiibike nữa. Xét trong hoàn cảnh lúc đó, tôi hiểu ý Shark Phú rằng: "Anh hỏi xong rồi nên không còn quan tâm đến business của em nữa. Anh chỉ quan tâm đến người sáng lập thôi". Shark không nói đến vẻ bề ngoài như một số ai đó đã hiểu không hết ý. Tôi nghĩ việc Shark Phú đặc biệt quan tâm đến Founder là việc hết sức bình thường. Shark Phú cũng đã từng nhiều lần khẳng định ý này trên Shark Tank rồi.
Bên cạnh đó, tôi cũng biết Shark Phú có thói quen xem tướng của người sáng lập trước khi quyết định đầu tư. Vì thế tôi thấy mọi chuyện rất bình thường nhưng có lẽ mọi người không được chứng kiến từ đầu đến cuối màn gọi vốn nên có cách nhìn nhận khác.
Tôi hy vọng rằng dư luận hãy tập trung vào những vấn đề Wiibike mong muốn giải quyết và các giá trị sản phẩm có thể mang lại cho người tiêu dùng. Trong số đó, tôi hiểu rằng với đa số, không dễ để duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn trong cuộc sống hiện đại, bận rộn, việc sử dụng thời gian chết khi di chuyển để rèn luyện sức khỏe bằng xe đạp trợ lực Wiibike là giải pháp tôi tin rằng sẽ giúp ích được nhiều, đồng thời góp phần tác động tích cực cho lối sống và môi trường sống của người Việt Nam.
* Quay lại câu chuyện của Wiibike, động lực gì khiến chị quyết định đến Shark Tank gọi vốn?
Tôi vốn là người thích cuộc sống yên bình và giản dị. Khi đã trở thành một người mẹ, phải nghe những thông tin về tình trạng ô nhiễm không khí mỗi ngày, trong tôi thôi thúc phải làm gì đó để góp phần cải thiện tình trạng này. Vì thế mà năm 2020, tôi đã nghỉ việc để cùng chồng và cả team nghiên cứu, đầu tư sản xuất cho Wiibike.
Đến Shark Tank, điều tôi mong muốn không chỉ là nhận được tiền đầu tư mà còn tìm được người có kinh nghiệm để cùng đồng hành lâu dài bởi vì định hướng của Wiibike không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà muốn đưa ra các giải pháp về giao thông xanh để thực sự đóng góp cho hệ thống giao thông ở Việt Nam.
* Được Shark Bình nhận định là startup "chính nghĩa" nhưng quan ngại về khả năng triển khai thực tế. Chị nghĩ gì về điều này?
Hành trình đưa xe đạp trợ lực điện của Wiibike đến với khách hàng không hề đơn giản. Chúng tôi phải dành tới 3 năm, từ năm 2017 đến năm 2020 đi từng ngõ gõ từng cửa, thử & sai khi tối ưu sản phẩm.
Trước năm 2020, chỉ những người thực sự yêu môi trường hoặc "early adopter" (khách hàng thích nghi nhanh) mới đặc biệt yêu thích Wiibike. Đến khi tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam được công bố rộng rãi, đặc biệt ý thức bảo vệ sức khỏe của mọi người tăng cao kể từ đại dịch Covid-19 thì các sản phẩm của Wiibike mới được nhiều người đón nhận hơn.
Theo báo cáo kinh doanh tháng 04/2021, Wiibike tăng trưởng hệ thống đại lý tới 10 lần, doanh số tăng 300%, nổi bật trong đó là hệ thống AEON Bicycle Shop với 5/6 chi nhánh (tính đến 26/04) cháy hàng. Tôi cảm thấy có đôi chút tiếc nuối vì thời điểm ghi hình Shark Tank hơi sớm, các chỉ số kinh doanh này chưa kịp về nên không thể đưa ra các con số thuyết phục các Shark hơn. Nhưng Wiibike sẽ cố gắng hết mình để chứng minh rằng con đường mình đã chọn là đúng đắn.
* Nhận được đề nghị đầu tư của cả Shark Bình và Shark Phú, lý do gì khiến chị chọn Shark Phú?
Thu Hằng đã thành công khi cùng chồng gọi vốn.
Trước khi đến chương trình, tôi và cả team đã thống nhất là nếu được chọn thì sẽ chọn Shark Phú vì có cùng quan điểm, triết lý kinh doanh, đặc biệt là hệ thống sản xuất, phân phối phù hợp với Wiibike.
Chưa kể với kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp nghìn tỷ, Shark Phú chính là một nhà hoạch định tài chính doanh nghiệp lão làng mà Wiibike đang cần. Tôi tin tưởng rằng, với cái tâm lớn của Shark Phú và sự đồng hành của hệ sinh thái Sunhouse, Wiibike sẽ hoàn thành sứ mệnh đem đến những thay đổi tích cực tới lối sống, môi trường sống cho người Việt Nam thông qua giải pháp công nghệ giao thông xanh.
* Xin cảm ơn chia sẻ của chị.
Doanh nghiệp và tiếp thị