Nữ Giáo sư y khoa nổi tiếng vừa được "giải Nobel châu Á”: Cả đời cống hiến cho khoa học, được gọi “bà tiên” mang phép màu cho những gia đình hiếm muộn
Ở tuổi 80, nữ Giáo sư này vẫn không ngừng cống hiến cho khoa học, cộng đồng. Bà vừa là 1 trong 5 người nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay cho những đóng góp của mình.
- 09-11-20241 trí thức sinh ra trong dòng họ tri thức bậc nhất Việt Nam: từng học qua 4 trường sư phạm, 18 tuổi đã tốt nghiệp ĐH, được mệnh danh là "Giáo sư biết tuốt”
- 07-11-20241 nhân vật từng lọt “top 1% những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới”, 39 tuổi trở thành Giáo sư trẻ nhất ngành Y
- 06-11-2024Nữ trí thức duy nhất của Việt Nam được UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa”: Nổi danh cả trong và ngoài nước nhưng lai lịch vẫn là ẩn số
- 04-11-2024Một nhân vật giúp Toán học Việt Nam đạt đỉnh cao lịch sử sau 41 lần thi Olympic Toán quốc tế: Tiến sĩ ĐH Harvard lừng danh, từng là giáo sư trẻ nhất Việt Nam
Giáo sư Y khoa, Anh hùng Lao động
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là chuyên gia Y khoa nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Bà sinh năm 1944 trong một gia đình nghèo có cha là công nhân đồn điền cao su của Pháp tại làng Tăng Nhơn Phú, tổng An Thủy, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 8 tuổi, trong một cơn bạo bệnh bà được một bác sĩ người Pháp cứu chữa. Từ đó, bà luôn ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi để hành nghề cứu giúp mọi người.
Chân dung Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng.
Dù hoàn cảnh gia đình nghèo khó nhưng GS.Phượng vẫn được bà ngoại cưu mang giúp đỡ học tập và đỗ vào Trường Nữ Trung học Gia Long (Sài Gòn).
Sau đó, để chiều lòng cha mẹ bà đã nộp đơn thi vào trường Sư phạm. Tuy nhiên, với ước mơ cháy bỏng với nghề cứu giúp người, bà và vẫn tham dự kỳ thi lớp dự bị y khoa và đứng thứ 6 trong tổng số học sinh toàn miền Nam thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Khi đó, có thời điểm gia đình quá khó khăn, bà từng muốn bỏ học đi làm để phụ giúp nhưng được cha hết lòng động viên cố gắng học.
Và để hiện thực hóa ước mơ, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng từng phải vừa học, vừa làm nhiều công việc để kiếm tiền từ đi giao gạo, bán than đến gia sư dạy kèm,... và chỉ cố gắng dành thời gian ban đêm cho bài vở.
Bà tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa vào năm 1970 và 4 năm sau nhận chứng chỉ tương đương Tiến sĩ Y khoa Hoa kỳ. Năm 1974, bà tiếp tục tốt nghiệp chuyên ngành Phụ khoa hệ sau đại học.
Xuất thân khó khăn không thể cản được hoài bão lớn của bà.
GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng hiện là Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh Thành phố, Phó Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam.
Trước đó, bác sĩ Phượng nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Viện trưởng Viện Tim Thành phố, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Thành phố, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Mỹ Thành phố.
Năm 1994, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã được Tổng thống Pháp ký phong hàm Giáo sư Y khoa. Năm 2000, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động hạng III.
Người đặt nền móng cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam
Ở tuổi 80, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng là 1 trong 5 người vừa được Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay năm 2024 (còn được gọi là "Nobel châu Á") vinh danh vì những cống hiến hết mình cho công việc nghiên cứu y khoa.
Bà gần như đã dành cả cuộc đời để tìm hiểu về "bí ẩn khủng khiếp" gây những hậu quả bi thảm cho nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin ở Việt Nam.
GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong 5 người xuất sắc được Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay vinh danh.
Hơn nữa, GS.Phượng cũng nổi tiếng là "mẹ đẻ" mang kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) về Việt Nam. Bà đã tập trung xây dựng thành công khoa chuyên sâu sơ sinh, tạo bước tiến cho nền y học nước nhà bước sang trang mới, đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu gia đình hiếm muộn. Với họ, bà là "bà tiên", giúp họ có thêm niềm hy vọng.
Chứng kiến nhiều cặp vợ chồng không có con dẫn tới bất hòa, ly hôn bà đã dành nhiều năm nghiên cứu, triển khai điều trị vô sinh. Thời gian đầu không ai giúp sức nên bà đã tự thân vận động.
Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, bà đã cử đội ngũ cán bộ y tế trẻ đi nước ngoài học tập và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng là nơi thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên toàn quốc.
Qua bao khó khăn đến năm 1998, 3 em bé đầu tiên đã ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm trước sự ngỡ ngàng và vui sướng của rất nhiều người.
Và đến nay, mỗi năm nước ta có khoảng 50.000 trường hợp thụ tinh nhân tạo (hay còn gọi IVF) với khoảng 200.000 em bé đã ra đời.
Hơn nữa, chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn của các chị em vùng sâu vùng xa không được chăm sóc sức khỏe sinh sản khoa học. Họ toàn tự sinh con tại nhà rồi dùng dao, kéo, ống nứa,... cắt dây rốn dẫn tới tử vong vì nhiễm trùng.
Vậy nên, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng khi ấy đã mở ra mô hình "lớp học cô đỡ thôn bản" rồi nhanh chóng nhân rộng ra toàn quốc.
Bà mong muốn mô hình này có thể giúp đỡ chị em trên khắp mọi miền đất nước.
Trong suốt nhiều năm nghiên cứu, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã mang đến cho đời nhiều đề tài xuất sắc có giá trị cho cuộc sống như: Phát hiện sớm điều trị ung thư cổ tử cung, Ảnh hưởng của chất độc hóa học trên sức khỏe phụ nữ và các biện pháp khắc phục, Đặc điểm sinh lý của phụ nữ tuổi mãn kinh,...
(Tổng hợp)
ĐSPL