"Nữ hoàng giấy lộn"’ làm giàu từ phế liệu: Biến rác thành vàng, thành lập xưởng sản xuất giấy lớn thứ 2 châu Á, trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên đất nước tỷ dân!
Bỏ việc lương cao, Trương Nhân vượt qua bao vất vả, khó khăn để thu gom giấy lộn. Cũng nhờ "tái chế rác", bà từng trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
- 24-11-2021Nắm trong tay tiền tỷ nhưng người giàu lại ăn mặc ''nghèo nàn'' như thể chỉ có vài đô la để chi tiêu cho quần áo: Tại sao lại có nghịch lý này?
- 24-11-2021Quan điểm tuyển dụng "đi ngược số đông" của các doanh nhân Việt đình đám: Người loại ngay ứng viên có 2 bằng, người gây bão với phát ngôn "ĐI XIN VIỆC mà, phải đến sớm"
- 23-11-2021Người phụ nữ duy nhất "ăn thịt" Đường Tăng: Từ hậu duệ thất thế đến "PHÚ BÀ" giàu nhất đại lục, nắm trong tay đế chế BĐS tỷ đô, di chúc để lại 4/5 tài sản cho chồng
Bà Trương Nhân là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Trung Quốc và là một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, khác với các tỷ phú khác có được tài sản nhờ thừa kế, Zhang xuất phát với một nền tảng khiêm tốn.
Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, đông anh chị em, hơn ai hết Trương Nhân hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền và sức lao động. Trong khi nhiều đại gia Trung Quốc phất lên từ thương mại hay bất động sản thì Zhang Yin lại chọn cách làm giàu từ giấy vụn, thứ mà người khác vứt đi. Hiện tại, bà đã trở thành người thống trị giao dịch về giấy thông qua các công ty khổng lồ của mình, một ở Hong Kong và một ở Los Angeles.
Bỏ công việc lương cao, khởi nghiệp với 100 triệu đồng
Trương Nhân sinh năm 1957 trong một gia đình quân nhân ở Thiều Quan, Quảng Đông. Bà là con cả trong gia đình có 8 người con. Khi còn nhỏ, cha bà bị oan phải vào tù, thân là con cả trong gia đình, bà phải vừa đi học vừa phụ giúp mẹ chăm sóc các em nhỏ.
Dù cuộc sống vất vả nhưng bà vẫn chăm chỉ học tập. Khi Trung Quốc khôi phục lại chế độ thi đại học, bà đã thi đậu đại học và chọn chuyên ngành tài chính kế toán đang rất thịnh hành lúc bấy giờ.
Từ bỏ công việc lương cao, Trương Nhân tự thân đến Hong Kong khởi nghiệp. Ảnh: Sohu
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trương Nhân - lúc đó 25 tuổi, đến một công ty ở Thâm Quyến làm kế toán. Sau đó bà chuyển sang công ty liên doanh và được thăng chức từ kế toán lên Giám đốc thương mại.
Trong quá trình làm việc, công ty nhiều lần đã cử bà đến Hong Kong, nhờ đó bà đã tiếp xúc với các doanh nghiệp tái chế giấy phế liệu ở Hong Kong. Vào thời điểm đó, tài nguyên rừng Trung Quốc tương đối nghèo nàn, các loại cây làm giấy rất khan hiếm, nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp như giấy phế liệu và bột gỗ đều phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Trương Nhân nhận ra rằng thị trường tái chế giấy phế liệu có tiềm năng vô hạn với đất nước bà.
Trong lúc sự nghiệp đang thuận lợi, Trương Nhân vẫn nuôi tham vọng và hoài bão lớn. Bà đã chọn từ chức, từ bỏ công việc lương cao để khởi nghiệp. Dù gia đình đã ra sức phản đối nhưng Trương Nhân đã hạ quyết tâm rồi. Với số tiền tiết kiệm 100 triệu đồng, bà một thân một mình đến Hong Kong, bắt đầu con đường khởi nghiệp.
Cô gái nhỏ gan dạ, kinh doanh bùng nổ
Người tái chế giấy phế liệu không nhiều. Dù được gọi là "tái chế phế liệu" nhưng ngành này vẫn thu hút nhiều thương gia và cạnh tranh rất gay gắt.
Với sự nỗ lực của bản thân, năm 27 tuổi, Trương Nhân đã thành lập xưởng sản xuất giấy Hong Kong - Thâm Quyến.
Những ngày đầu kinh doanh, Trương Nhân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lô giấy tái chế công ty bà thu mua chứa giấy ướt, giấy mốc và rác... Đây đều là những loại giấy này không thể tái chế.
Sau khi phát hiện ra vấn đề, Trương Nhân cẩn thận kiểm tra từng mảnh giấy mỗi khi thu gom giấy lộn. Cả ngày bị đống giấy lộn bao quanh, dần dần, bà đã luyện được cho mình "hỏa nhãn kim tinh", nhìn một phát là biết ngay giấy nào dùng được, giấy nào không.
Phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt của Trương Nhân đã khiến các thế lực cạnh tranh ở địa phương khó kiếm ăn. Giấy vụn trộn với nước của họ không thể bán được. Bọn họ vì xấu hổ và tức giận nên thường xuyên gây rắc rối cho bà bằng những cuộc gọi đe dọa, gây lộn, thậm chí còn dọa đốt xưởng giấy.
Trước sự khiêu khích của các "đầu gấu", Trương Nhân không nhân nhượng và trực tiếp gọi điện báo cảnh sát. Sau khi cảnh sát ra mặt, các thế lực đen nhận ra rằng Trương Nhân không phải là một người "dễ đối phó". Từ đó về sau, họ không còn gây rắc rối cho bà nữa.
Trương Nhân thời trẻ. Ảnh: Zhihu
Sau sự việc này, Trương Nhân trở nên nổi tiếng ở Hong Kong, rất nhiều người bán giấy lộn tìm đến bà, công việc tái chế giấy phế liệu của bà ngày càng tốt hơn. Trong hai năm, Trương Nhân đã liên tiếp hợp tác với xưởng giấy Yingkou Liêu Ninh, xưởng giấy Dongfeng Vũ Hán và xưởng giấy Hà Bắc - Đường Sơn, công việc kinh doanh sản xuất giấy của bà cũng đang được cải thiện từng ngày. Một năm sau đó, Trương Nhân thành lập công ty Zhongnan ở Đông Hoản để sản xuất giấy gia dụng.
Sau 20 năm "lăn lộn", trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đại lục, việc tái chế giấy phế liệu ở Hong Kong không còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nữa. Thế nên Trương Nhân bắt đầu tìm kiếm thị trường giấy lộn mới ở nước ngoài.
Năm 1990, Trương Nhân và chồng đến Mỹ để khảo sát thị trường. Họ phát hiện rằng Mỹ không chỉ có tài nguyên rừng dồi dào mà còn có ngành công nghiệp giấy phát triển, hệ thống tái chế giấy phế liệu tiên tiến. Vì vậy, bà mở thêm công ty Zhongnan tại Mỹ để tái chế giấy lộn.
Để có được chỗ đứng ở nước Mỹ xa lạ, Trương Nhân sống luôn ở văn phòng, ngày ngày đến hỏi thăm các cửa hàng buôn bán giấy lộn để mở rộng thị trường, bận đến nỗi quên ăn quên uống.
Ông trời không phụ lòng người, Trương Nhân ngày càng có nhiều nhà cung cấp giấy lộn ở Mỹ, và công việc kinh doanh của bà cũng dần có khởi sắc. Bà vận chuyển giấy lộn mua ở Mỹ về Trung Quốc và xử lý lại để sản xuất ra giấy có chất lượng cao. Sản phẩm của bà hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Công việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh, và bà được gọi là "Nữ hoàng giấy lộn". Sau sáu năm kinh doanh tại Mỹ, Trương Nhân trở về Trung Quốc và chi 110 triệu USD để thành lập Nine Dragons Paper Limited ở Đông Hoản. Sau đó, một công ty sản xuất giấy mới được thành lập ở thành phố Thái Thương, tỉnh Giang Tô, năng lực sản xuất đã được tăng lên rất nhiều.
Năm 2005, Nine Dragons Paper đã vượt qua Chenming Paper, trở thành "đầu rồng" về sản xuất giấy ở Trung Quốc, thứ hai ở châu Á và thứ tám trên thế giới.
Năm 2006, Nine Dragons Paper được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Với giá trị tài sản 4.1 tỷ USD, Trương Nhân trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc theo "Hurun rich list".
Năm 2006, bà trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: Internet
Cuộc khủng hoảng tài chính khiến Nine Dragons Paper gần như phá sản, nhưng đến tận hôm nay bà vẫn là tỷ phú.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính càn quét thế giới, giá giấy phế liệu lao dốc, hàng tồn kho chất thành núi. Nine Dragons Paper thua lỗ nặng, giá cổ phiếu lao dốc, tin đồn về việc Nine Dragons Paper sắp phá sản lan rộng. Ngân hàng thúc giục các khoản vay, đội kỹ thuật bên ngoài yêu cầu kết sổ gấp… Lúc đó, Trương Nhân phải lãnh đạo Nine Dragons Paper vật lộn để tồn tại giữa bao rắc rối bên trong và ngoài.
Nhìn lại quãng thời gian đó, Trương Nhân nói: "Từ giữa đến cuối năm 2008, cuộc sống thực sự khó khăn. Mỗi lần tôi trở lại văn phòng, tôi đều cảm thấy rất nặng nề, ngay cả di chuyển tôi cũng không có sức lực."
Ngay khi mọi người nghĩ rằng người phụ nữ từng giàu nhất sắp phá sản, Trương Nhân đã từ chối các khoản tài trợ từ xã hội, nghiến răng và cố gắng bằng mọi cách để giảm bớt áp lực túng tiền. Đầu tiên, bà tạm dừng một số dự án mở rộng để thực hiện chiến lược thu hẹp; sau đó, bà thay đổi chu kỳ thu mua từ 32 ngày xuống còn 7 ngày để giảm lượng hàng tồn kho; cuối cùng, bà sử dụng nguyên liệu giấy lộn trong nước để giảm chi phí.
Cách làm của bà đã giúp Nine Dragons Paper phục hồi kinh tế ổn định. Cùng lúc thực hiện hai động thái giảm nợ, một năm sau, Nine Dragons Paper không chỉ trả hết các khoản vay mà Trương Nhân còn đứng thứ hai trên "Hurun rich list" năm 2009 với giá trị tài sản ròng là 5,1 tỷ USD.
Sau đó, Trương Nhân tích cực tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, liên tiếp thành lập các công ty tại Việt Nam, Tuyền Châu, Thẩm Dương, Lạc Sơn, và sự phát triển của doanh nghiệp ngày một thăng tiến.
Sau 35 năm kinh doanh, từ một cửa hàng giấy phế liệu nhỏ, Trương Nhân đã xây dựng thành công ty giấy lớn nhất Trung Quốc. Bà thực sự là một huyền thoại trong kinh doanh. Hiện nay, bà đang là người giày thứ 301 Trung Quốc với tài sản 1,8 tỷ USD, theo Forbes.
Về thành công của bản thân, Trương Nhân từng nói: "Dù là khởi nghiệp hay đi làm, bạn nhất định phải có tinh thần chịu thương, chịu khó."
Nguồn: Zhihu