MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nữ sinh 14 tuổi đã học "vượt lớp", thành tích xếp top 7% của trường, giành loạt học bổng nghiên cứu từ ĐH nổi tiếng: Mẹ tiết lộ bất ngờ

29-05-2024 - 11:22 AM | Sống

Chị Vy đã tiết lộ bí quyết đồng hành cùng con đơn giản đến mức khiến ai nấy không khỏi bất ngờ.

Qua Mỹ từ 12 tuổi, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ thứ 1 nhưng chỉ sau 3, 4 năm, em Hân Trần (TP.HCM) đã bứt phá, giành loạt thành tích vượt trội so với cả học sinh bản xứ.

Hân cùng gia đình qua Mỹ năm lớp 6. Ở Việt Nam, em học trường công theo tuyến và không có môn tiếng Anh ở trường cấp 1. Không biết tiếng Anh, không phải giáo viên, gia đình không khá giả, thời điểm đó, chị Vy đã để con tiếp xúc với ngoại ngữ bằng cách luôn mở những bài hát, xem phim hoạt hình 100% tiếng Anh.

Nữ sinh 14 tuổi đã học

Khi qua Mỹ định cư 5 năm trước, cách phát âm chuẩn của Hân khiến nhiều thầy cô nhầm lẫn em là người bản địa.

Chị Vy cho biết, Hân có thói quen tự nói chuyện, kể lại các chuyện vui bằng tiếng Anh một mình. Hân kết nối được với một nhóm học giỏi, nói tiếng Anh giỏi để chia sẻ, tám chuyện.

Nhờ phương pháp đơn giản mà dù học trường công nhưng Hân đã có những thành tích đáng kinh ngạc. Lớp 6, em thi tiếng Anh cấp quận, thi 1 chương trình kêu gọi vốn trên tivi bằng tiếng Anh. Khi qua Mỹ định cư 5 năm trước, cách phát âm chuẩn của Hân khiến nhiều thầy cô nhầm lẫn em là người bản địa.

Loạt thành tích đáng nể

Chị Vy cho biết, trường học ở Mỹ đa dạng, có trường tư, công, chuyên… có lớp dễ, lớp khó và lớp thật khó. Họ cho học sinh chọn học các lớp theo khả năng và không bắt ép điểm số hay áp lực học. Con chị học theo khu vực nơi cư trú, theo tuyến.

Trường cấp 3 ở nơi gia đình chị Vy ở là trường Academy về Toán và Khoa học. Trường có đầy đủ các lớp học AP (lớp đại cương của đại học, lấy tín chỉ đại học từ cấp 3. Gần 50% học sinh là châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc nhưng học rất "siêu". Các em cũng được cha mẹ đầu tư rất kỹ, nhiều học sinh được nhận vào trường đại học top của Mỹ.

Khi mới nhập học, với nền tảng tiếng Anh chuẩn bị sẵn ở Việt Nam, Hân không bị bỡ ngỡ mà nhanh chóng hòa nhập và bứt phá trong học tập, đạt toàn bộ điểm A+ trong lớp 7. Lớp 8, lúc mới 14 tuổi, Hân bắt đầu học đa số lớp nâng cao của cấp 3 và được là học sinh nổi bật trong hội học sinh giỏi của trường.

Lớp 9, Hân học các lớp AP (Chương trình xếp lớp nâng cao). Đến thời điểm hiện tại, Hân đã học xong 12 lớp AP, tính đến lớp 12 thì em sẽ học gần 20 lớp AP. Tất cả các lớp em học và đã thi có điểm 2 năm trước là điểm 4 và 5 (AP điểm 4 hay 5 sẽ được đổi qua tín chỉ bậc đại học, rút ngắn thời gian học đại học). Hân đứng thứ 35/500 học sinh lớp 11, top 7% của trường (xếp hạng tổng các lớp đã học từ cấp 3).

Em từng có 1 giải thưởng về làm game từng được nhận làm thực tập viên cho 2 chương trình của Đại học Rice - thuộc top 20 của Mỹ và top 1 của tiểu bang Texas. Đó là chương trình thực tập về Digital Health chỉ dành cho 11 học sinh cấp 3 và 1 chương trình Toán number theory (Lý thuyết số) dành cho nữ. Hân cũng dành thời gian dạy Toán, sinh 100 giờ cho các bé nhỏ ở Phi, Mỹ. Em tham gia nhiều câu lạc bộ, giúp đỡ cộng đồng…

Dù mới học lớp 11 nhưng năm nay, Hân là học sinh duy nhất ở tiểu bang mình được nhận vào University of Texas at Austin để tham gia nghiên cứu khoa học mùa hè với trị giá học bổng gần 6000 USD (bao gồm phần chi phí nghiên cứu 3.500 USD, và tiền được cấp hỗ trợ nghiên cứu 2.250 USD.

Theo chị Vy, đây là trường đại học công lập chất lượng nhất tiểu bang, những nghiên cứu này rất cạnh tranh và khó được nhận vào dù phải trả tiền. Đồng thời, Hân cũng được trao học bổng 4500 USD (chưa kể chi phí nghiên cứu) để nghiên cứu ở trường đại học tiểu bang South Dakota. Đây là nghiên cứu về đo mạch máu nhân tạo mà Hân rất thích, phù hợp với ngành nghề tương lai em chọn.

Nữ sinh 14 tuổi đã học

Nữ sinh 14 tuổi đã học

Nữ sinh 14 tuổi đã học

Đồng hành bằng cách... không can thiệp

Chị Vy cho biết, mình không có lộ trình gì dự định sẵn cho con. Nhưng ngay từ khi con còn nhỏ, chị đã xác định phải tập trung tiếng Anh và Toán cho con, tạo thói quen đọc sách. Ngoài việc "tắm tiếng Anh", chị cũng dạy cho con các kiến thức cơ bản. Thấy con tiếp thu nhanh nên chị để con tự học. Khi qua Mỹ, Hân viết Văn tiếng Anh hay hơn nhờ được học debate (tranh biện) và đọc sách. Điều này khiến câu văn, ngữ pháp của em cải thiện rất nhiều.

Bà mẹ này không can thiệp nhiều vào việc học của con, chỉ động viên, ủng hộ và tôn trọng con như một người bạn. Là người mẹ rất thương con như nhiều cha mẹ khác, điều chị quan tâm nhất là con mình vui vẻ, ăn ngủ tốt và học nhẹ nhàng, không áp lực. Những việc như tìm hiểu thông tin về học bổng, thực tập đều là con tự mày mò, không nhờ ai tư vấn hay giúp đỡ. Hân chưa bao giờ đi học thêm 1 giờ nào.

"Từng giai đoạn của con mình đều tìm hiểu, đọc các bài trên mạng chia sẻ và rút ra kinh nghiệm. Nhưng quan trọng nhất, mình thấy đúng với mẹ con mình là: Nói chuyện với con như người bạn, nói đủ thứ trên trời dưới đất, nói chuyện "xàm", giỡn, bàn luận nghiêm túc 1 vấn đề gì đó, kể cả nghề nghiệp tương lai. Từ đó mình hiểu, động viên con và con tự động cố gắng.

Nữ sinh 14 tuổi đã học

Hân luôn được mẹ động viên và tin tưởng.

Mình luôn nói với con: Chỉ có học mới thay đổi cuộc sống. Theo mình, sự động viên của bố mẹ chính là liều thuốc tốt nhất giúp con có thể làm được bất cứ thứ gì con mong muốn. Mình không áp lực con học hay làm gì. Bây giờ con lớn hơn nên học hành căng thẳng, thấy con mệt mình còn bắt con ngủ, con hẹn giờ để thức dậy học bài mình còn lén tắt hết đồng hồ.

Điều cuối cùng là mình chấp nhận tính cách, năng lực, khả năng của con trong học tập, không đòi hỏi, con biết rằng con làm được thì mình đặt niềm tin hoàn toàn vào con", chị Vy nói.

Theo Hiếu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên