Nữ sinh 15 tuổi nhập viện vì đau lưng, cột sống biến dạng thành chữ S, tay dài tay ngắn, chân không bằng nhau chỉ vì 1 thứ rất nhiều người trẻ thường đeo trên lưng
Ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên mang vác vật nặng, đeo túi lệch về 1 bên đều có thể gây cong vẹo cột sống nghiêm trọng.
- 20-01-2022Đi chợ mua bánh kẹo ngày Tết phải né ngay 7 món "siêu bẩn" này, vừa phí tiền lại hại sức khỏe, món thứ 3 còn thuộc danh sách gây ung thư của WHO
- 18-01-2022Người phụ nữ ăn trái cây để giảm cân, nào ngờ mắc bệnh tiểu đường nặng, cảnh báo kiểu ăn trái cây "độc" cực kỳ với sức khỏe
- 18-01-2022Người tiểu đường có thể bổ sung Canxi hay Glucosamine để tăng cường sức khỏe xương khớp không? Chuyên gia lưu ý 2 điều để tránh "bệnh chồng bệnh"
- 19-04-2020Nữ sinh 18 tuổi mắc ung thư phổi: "Một ngày đứng trước gương, chỉ vuốt tóc 15 phút nhưng mình trọc cả mái đầu"
Amy năm nay 15 tuổi, đang sống cùng bố mẹ và theo học tại 1 trường Trung học phổ thông có tiếng tại Hồng Kông. Gần đây, cô thường xuyên than thở với mẹ rằng thấy lưng của mình hay đau nhức, tê tay nhẹ.
Lúc đầu, cho rằng đó là vì con mình quá bận học, lười tập thể dục lại không ngủ đủ giấc, hay nằm dài xem điện thoại nên mẹ Amy không để tâm lắm. Tuy nhiên, sau khi được giáo viên thể dục phản ánh rằng Amy không thể thực hiện 1 số động tác gập người, khi chạy có cảm giác 2 chân không bằng nhau thì bà vội vã đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Ảnh minh họa
Chụp X-quang phát hiện Amy bị cong vẹo cột sống 15 độ hình chữ S. Chân trái dài hơn chân phải 1 chút, tay phải cũng ngắn hơn tay trái, vùng xương sườn và xương chậu biến dạng nhẹ.
Mẹ Amy vừa hoảng hốt vừa xót xa, hối hận vì đã không quan tâm đến sức khỏe của con và cho cô đi thăm khám sớm hơn. Bà cho biết bản thân mình cũng bị cong vẹo cột sống ở mức độ rất nhẹ, nên nghi ngờ Amy bị di truyền. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ ra rằng chính thói quen hàng ngày mới là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của cô.
Đừng xem thường cách đeo và sử dụng laptop hàng ngày
Hóa ra, để phục vụ cho việc học nên ngày nào Amy cũng phải mang laptop đến trường. Bên cạnh đó, cô cũng phải mang theo nhiều loại sách, tài liệu học tập và từ điển mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Trọng lượng của chúng gây áp lực rất nhiều cho kết cấu xương đang trong tuổi dậy thì của Amy. Hơn nữa, thay vì đeo laptop và cặp xách bằng balo sau lưng thì cô thích những chiếc túi đeo chéo hơn. Ngay cả với balo cô cũng thường đeo lệch về 1 bên, bởi vì cô cho rằng cách đeo này trông sành điệu hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng laptop, Amy có thói quen ngồi vắt chéo chân hoặc gù lưng và cúi thấp đầu, rướn cổ về phía trước để nhìn rõ màn hình hơn. Mẹ cô kể lại, cũng giống như rất nhiều cô gái cùng tuổi khác, Amy rất thích chơi game hoặc lướt mạng xã hội hàng giờ mỗi ngày.
Những ngày cuối tuần, cô sẽ nằm sấp trên ghế sofa hoặc trên giường để đọc sách hoặc nghịch điện thoại. Dù mẹ đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Amy vẫn không chịu thay đổi, cô cho biết nằm như vậy bớt đau lưng và khiến tinh thần cô thoải mái hơn.
Chính những thói quen trên trong thời gian dài đã gây ra chứng cong vẹo cột sống và xương tay, chân bất thường ở Amy. Sau khi thực hiện nắn chỉnh cột sống, cô đang được điều trị ngoại trú 2 - 3 buổi mỗi tuần kết hợp với tập luyện tại nhà.
Ảnh minh họa
Bác sĩ điều trị của Amy cho biết, bệnh này khá phổ biến ở thanh thiếu niên và những người trẻ làm việc văn phòng. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cũng cao hơn nhiều so với nam giới. Ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình, sinh hoạt, cong vẹo cột sống còn gây đau lưng, các khớp cũng có thể bị thoái hóa, mòn dần sớm và hình thành các gai xương.
Nếu phát hiện muộn, các dây thần kinh và các cơ quan khác nhau có thể bị ảnh hưởng. Trong đó phổ biến là làm biến dạng xương sườn, xương ức và gây áp lực lên phổi, về lâu về dài rất nguy hiểm.
Nguồn và ảnh: Topick, HK01, Sunday More
Pháp luật và bạn đọc