Nửa đêm Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 7A lên quỹ đạo: Mục đích là gì?
Việc thiếu thông tin liên quan đến vụ phóng đã thu hút sự chú ý của các nhà phân tích quốc tế.
- 08-11-2023Kinh tế Trung Quốc gặp thách thức từ bên ngoài
- 08-11-2023NATO đình chỉ hiệp ước an ninh quan trọng với Nga
- 08-11-2023Ấn Độ tăng cường nhập khẩu than từ Nga
Space thông tin, Trung Quốc đã phóng thứ mà họ mô tả là một vệ tinh công nghệ truyền thông thử nghiệm vào cuối tuần trước.
Tên lửa Long March 7A (Trường Chinh 7A) đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ven biển lúc 22:54 giờ Bắc Kinh vào thứ Sáu ngày 3/11.
Một giờ sau khi cất cánh thành công, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) thuộc sở hữu nhà nước mới thông báo rằng tên lửa đã phóng vệ tinh Tongxin Jishu Shiyan Weixing-10 (TJS-10) do Tập đoàn này sản xuất lên quỹ đạo.
Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã mô tả vệ tinh này là "chủ yếu được sử dụng cho các thí nghiệm công nghệ truyền thông đa băng tần và tốc độ cao".
Vệ tinh TJS-10 đang ở trong Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO) và sẽ tự đi vào vành đai địa tĩnh, cách Trái đất khoảng 35.786 km trong thời gian tới.
Cả Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc và truyền thông nhà nước đều không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về vệ tinh TJS-10.
Việc thiếu thông tin và hoạt động trên quỹ đạo của vệ tinh TJS-10 đã thu hút sự chú ý của các nhà phân tích và dẫn tới nghi ngờ Trung Quốc phóng vệ tinh với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Trước đó, vệ tinh TJS-3 - trên danh nghĩa và được mô tả là một vệ tinh thử nghiệm liên lạc - được phóng vào tháng 12/2018. Tuy nhiên, TJS-3 bị nghi ngờ là đã tiếp cận gần và kiểm tra các vệ tinh thuộc sở hữu của các quốc gia khác.
Vệ tinh TJS-10 này, giống như các vệ tinh dòng TJS trước đó, được phát triển bởi Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải (SAST), thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh 7A là biến thể cao 60 mét của tên lửa Trường Chinh 7 và được thiết kế để đưa tàu vũ trụ/vệ tinh vào quỹ đạo GTO.
Tên lửa Trường Chinh 7 được sử dụng để phóng tàu vũ trụ chở hàng đến Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Lần phóng ngày 3/11 là lần phóng thứ 51 trong năm 2023 của Trung Quốc. Kế hoạch của Trung Quốc công bố vào đầu năm nay cho thấy nước này đang đặt mục tiêu phóng hơn 200 tàu vũ trụ thuộc 70 sứ mệnh trong năm 2023.
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) - Nhà thầu vũ trụ chính của Trung Quốc và nhà sản xuất tên lửa Trường Chinh - cũng cho biết họ sẽ tập trung vào phát triển tàu vũ trụ Mặt trăng Chang'e-7 và sứ mệnh tiểu hành tinh-sao chổi Tianwen 2 trong năm 2023.
Nguồn: Space
Nhịp sống thị trường