Nửa năm sau thương vụ 500 triệu USD, GIC đã thoái vốn khỏi công ty sở hữu VinMart?
Thương vụ của GIC vào tháng 9/2019 đã định giá hệ thống Vincommerce lên đến hơn 3 tỷ USD.
- 23-01-2020Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Không phải ai cũng đồng tình việc nhận sáp nhập Vincommerce, nhưng đây là bước nhảy vọt của Masan
- 19-12-2019Tỷ phú Quang tự tin VinCommerce, VinEco sẽ hết lỗ ngay năm 2020 và hoạt động độc lập với Masan Consumer
- 04-12-2019BCTC Vincommerce: Chẳng những không lỗ mà có lợi nhuận top đầu cả nước với 7.600 tỷ đồng
Đầu tháng 9, Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã thông báo dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư rót 500 triệu USD vào CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM - công ty mới được thành lập đang sở hữu 100% vốn Vincommerce.
Theo thông tin chúng tôi có được, GIC - thông qua công ty con Ardolis Investment - cùng chi nhánh Singapore của Credit Suisse đã mua hơn 104,66 triệu cổ phần phổ thông, tương ứng với 16,26% cổ phần của VCM. Trong đó, Ardolis nắm giữ 9,76% và Credit Suisse nắm giữ 6,5%. Ardolis Investment hiện cũng trực tiếp sở hữu 5,64% cổ phần của Masan Group.
Nếu như toàn bộ 500 triệu USD đã được giải ngân đổi lấy 16,26% cổ phần thì GIC đã định giá VCM ở mức 3,08 tỷ USD.
Sau giao dịch trên, Vingroup vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 64,3% cổ phần của VCM. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12/2019, do thay đổi chiến lược kinh doanh, Vingroup đã tuyên bố rút khỏi mảng bán lẻ, chuyển giao lại hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ cùng VinEco (tất cả đều thuộc sở hữu của công ty VCM) sang cho Masan Group.
Thương vụ hợp nhất Vincommerce - Masan Consumer Holdings và một số nhà đầu tư có lợi ích liên quan
Đến cuối tháng 12/2019, giao dịch cơ bản đã được hoàn tất. Masan Group đã tiếp quản 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của VCM và phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một "công ty hợp nhất mới".
Theo báo cáo tài chính của Masan thì Masan sẽ nắm giữ khoảng 70% cổ phần và Vingroup có quyền chọn nắm giữ 30% cổ phần của "công ty hợp nhất mới" – doanh nghiệp sẽ sở hữu cổ phần/phần vốn góp và vận hành cả 2 công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Masan Group sở hữu 70%*83.7%=58.6% lợi ích kinh tế tại VCM
Với việc Masan Group mới chỉ tiếp quản 83,74% cổ phần của VCM thì tại thời điểm cuối năm 2019, nhóm GIC/Credit Suisse vẫn nắm giữ 16,26% cổ phần còn lại.
Tuy nhiên cập nhật trên hệ thống đăng ký kinh doanh thì đến ngày 12/2/2020, cả GIC và Credit Suisse đều đã không còn nắm giữ cổ phần tại VCM. Hiện vẫn chưa rõ là nhóm nhà đầu tư này đã thoái vốn hoàn toàn hay chuyển đổi cổ phần sang pháp nhân mới.
Trí Thức Trẻ