Nửa năm tăng giá tới 4 lần, Chanel bị tẩy chay ở Hàn Quốc
"Việc này thật nực cười. Họ vừa mới tăng giá cách đây 1 tháng và bây giờ lại tăng tiếp", một người bức xúc.
- 06-03-2022Chi tiết chiếc Koenigsegg Regera mạnh nhất thế giới giá gần 200 tỷ đồng - 'Ông vua' mới của làng siêu xe Việt Nam
- 06-03-2022Chân dung nữ ca sĩ lần đầu góp mặt trong BGK Miss World Việt Nam: Tuổi 40 thành công với khối tài sản khổng lồ, sở hữu biệt thự hàng chục tỷ khiến dân tình “lóa mắt”
- 06-03-2022Gặp ông chủ Quốc Trường: Chạy “Mẹc” phải đúng cái tầm, nhiều lúc đi ăn tô mì chưa bằng nửa tiền tips giữ xe, tôi bán rồi!
Theo Korea Times, ngày càng nhiều người Hàn Quốc đang có xu hướng "quay lưng" với các sản phẩm của thương hiệu xa xỉ Chanel vì hãng đã liên tục tăng giá trong 2 năm qua.
Sau khi phát hiện Chanel niêm yết giá sản phẩm ở Hàn Quốc cao hơn một số nước châu Á khác, nhiều người đã tuyên bố ngừng mua sắm tại các cửa hàng của thương hiệu này.
Mới đây nhất, ngày 3/3 vừa qua, Chanel lại tiếp tục tăng giá trung bình 5% ở Hàn Quốc. Đây là lần tăng giá thứ 2 trong năm nay của họ. Năm ngoái, Chanel cũng tăng giá sản phẩm vào tháng 9 và tháng 11.
"Việc này thật nực cười. Họ vừa mới tăng giá cách đây 1 tháng và bây giờ lại tăng tiếp. Sao có thể làm như vậy? Họ cũng không đưa ra lời giải thích rõ ràng cho khách hàng", một nhân viên văn phòng họ Yoo (34 tuổi) bày tỏ sự không hài lòng.
Về phần mình, đại diện của Chanel ở Hàn Quốc cho biết họ phải điều chỉnh giá sản phẩm để phù hợp với việc chi phí nguyên vật liệu và sản xuất ngày càng tăng cũng như tỷ giá hối đoái biến động.
Không chỉ làm phật lòng người tiêu dùng Hàn Quốc vì tăng giá liên tục, Chanel còn mất đi nhiều khách hàng bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng. Một số vị khách cáo buộc rằng hãng đã dự trữ các sản phẩm bán chạy, chờ đến khi tăng giá mới trưng bày ở cửa hàng.
"Tôi đã đến nhiều cửa hàng của Chanel ở Seoul để tìm mua một chiếc túi xách nhưng nó luôn trong tình trạng hết hàng. Thế nhưng khi tình cờ ghé vào một cửa hàng ngày 3/3 (sau thông báo tăng giá), tôi đã thấy nó trên kệ và có giá đắt hơn 350.000 won (tương đương 289 USD). Thay vì mua tại cửa hàng của Chanel, tôi sẽ tìm chiếc túi tương tự trên thị trường bán lại vì giá ở đó được điều chỉnh theo cung – cầu", nhân viên văn phòng họ Kim cho biết.
Thời gian gần đây, túi Chanel trên các nền tảng bán lại đã giảm giá do nguồn cung tăng. Những người mua đi bán lại thường đổ xô đến các cửa hàng Chanel mỗi khi trên mạng có tin đồn tăng giá. Nhiều người đợi 3-4 tiếng đồng hồ và mua sạch những mặt hàng bán chạy nhất.
Điều này dẫn đến tình trạng dư cung túi xách và phụ kiện của Chanel trên thị trường bán lại. Để hạn chế, năm ngoái, Chanel Hàn Quốc đã giới hạn số lượng mua túi xách đối với mỗi khách hàng. Theo đó, mỗi lần, mỗi người chỉ được mua 1 chiếc túi.
Một người làm việc trong một công ty phân phối hàng xa xỉ cho rằng Chanel đột ngột tăng giá vì muốn sản phẩm của mình trở nên khan hiếm hơn trên thị trường bán lại.
"Sau khi thấy giá sản phẩm đang giảm trên thị trường bán lại, hãng thời trang xa xỉ của Pháp đã quyết định tăng giá để hạn chế nguồn cung", người này cho biết.
Hàn Quốc không phải quốc gia duy nhất mà Chanel áp dụng chính sách tăng giá mới đây. Theo WWD, thương hiệu này đã thay đổi giá của 4 mẫu túi xách và bộ sưu tập quần áo may sẵn mùa xuân lên thêm 6% ở châu Âu, 5% ở Anh, 8% ở Nhật Bản. Trong khi đó, giá các sản phẩm ở Mỹ và Trung Quốc không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Korea Times
Doanh nghiệp và Tiếp thị