Nước chè xanh rất tốt nhưng lại 'đại kỵ' với 7 nhóm người này
Chè xanh (trà xanh) là thức uống tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên những người dưới đây được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
- 17-10-2023“Bạn chọn tự xây ước mơ hay đi xây ước mơ của người khác?”: Câu trả lời của sếp Hiếu đã tiết lộ cách từ nhân viên thăng tiến lên Phó tổng Giám đốc công ty lớn
- 17-10-2023‘Đạo diễn bạc tỷ’ màn ảnh Việt: Phim chưa ra rạp đã thu 47 tỷ đồng, có tình đẹp với bạn gái kém 11 tuổi
- 17-10-2023Nhận hoá đơn tiền nước 615 triệu đồng, người phụ nữ kiện công ty nước ra toà: Lý do khiến nhiều người không ngờ
Những người không nên uống nước chè xanh
Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên uống nước chè xanh:
Người đại tiện táo không nên uống nhiều nước chè
Bài viết của BS Lê Thị Hương trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, trong nước chè chứa nhiều axit không những làm giảm sự co bóp của ruột mà còn làm lắng đọng protein, các peptit, chất sắt, ion kim loại, gây chứng táo bón hoặc khiến cho người bị táo bón lại bị nặng thêm.
Cần chú ý rằng, lá chè đun hãm càng lâu thì tanin tách ra càng nhiều, càng bất lợi cho người bị táo bón.
Người nhạy cảm với caffeine
Trà xanh chứa caffeine. Hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. Một số người không có khả năng dung nạp caffeine sẽ bị các triệu chứng đó ngay cả khi uống ít trà.
Dùng đồ uống nhiều caffeine cũng có thể cản trở hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Chè xanh chứa caffeine, catechin và axit tannic. Cả ba chất này đều liên quan đến nguy cơ khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 cốc mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine.
Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 tách trà xanh/ngày liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai và các tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ dễ ảnh hưởng đến trẻ. Uống nhiều có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, một số nhóm nên hạn chế uống trà xanh như người bị rối loạn cảm xúc, bệnh tim, tiêu chảy, tăng nhãn áp, bệnh gan, đang uống thuốc.
Trẻ em cũng không nên uống trà xanh do tannin có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng như protein và chất béo ở trẻ. Caffeine cũng có thể dẫn đến kích thích quá mức.
Người thiếu máu
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Guru On Time cho biết, axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.
Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương
Các alkaloit trong chè xanh có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.
Người đang sốt cao
Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.
Bệnh nhân có vấn đề dạ dày
Báo VietNamNet dẫn nguồn trang Practo cho biết, tannin có trong chè xanh làm tăng axit trong dạ dày, dễ gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, bạn không được uống trà xanh khi đói. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên uống quá nhiều. Một nghiên cứu kết luận trà là chất kích thích mạnh axit dạ dày, có thể giảm bớt bằng cách thêm sữa và đường.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.
- Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên uống nước chè xanh, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại nước này nhé.
VTC