MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước đi đầu chống biến đổi khí hậu nhưng bán dầu nhiều nhất cho châu Âu, vung tiền khiến Anh, Mỹ "lép vế"

30-03-2023 - 07:45 AM | Tài chính quốc tế

Na Uy, quốc gia vùng Scandinavi từng định vị mình là quốc gia đi đầu về khí hậu, nhưng lại đang thúc đẩy cho sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác dầu.

Nước đi đầu chống biến đổi khí hậu nhưng bán dầu nhiều nhất cho châu Âu, vung tiền khiến Anh, Mỹ "lép vế" - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp khai thác dầu ngoài khơi đang bùng nổ. Theo hãng nghiên cứu độc lập Rystad (có trụ sở ở Na Uy), chi tiêu cho các khoản đầu tư vào khai thác dầu khí ngoài khơi đã vượt trên mức 100 tỷ USD vào năm 2022, lần đầu tiên sau một thập kỷ và sẽ duy trì ở mức cao như vậy vào năm 2023 và 2024.

Na Uy, quốc gia vùng Scandinavi từng định vị mình là quốc gia đi đầu về các mục tiêu dành cho khí hậu, lại đang phần nào thúc đẩy cho sự bùng nổ này. Na Uy chi 21,4 tỷ USD cho các dự án dầu mỏ trong năm nay, tăng 22% so với năm trước.

Theo Rystad, đầu tư của Na Uy vào dầu khí ngoài khơi nằm ở mức cao nhất thế giới trong năm nay. Khoản chi này ít hơn 33 tỷ USD sẽ được dùng cho các dự án ở Trung Đông, nhưng cao hơn các khoản chi của Mỹ (17 tỷ USD) và của Anh (7 tỷ USD) cho lĩnh vực nói trên .

Hành động luôn được thúc đẩy bởi nguồn thu năng lượng

Trang Quartz (Mỹ) nhận định, các cam kết của Na Uy trong việc giảm biến đổi khí hậu giống như các giải pháp cho vấn đề mà nguyên nhân một phần lại chính nằm ở họ. Na Uy là một trong số các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, hiện là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất cho châu Âu.

Kể từ những năm 1990, quốc gia này đã đưa doanh thu từ dầu mỏ của mình vào quỹ đầu tư quốc gia. Với tài sản trị giá 1,4 nghìn tỷ USD, đây hiện là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, quỹ này đã tích cực tham gia vào các hoạt động ủng hộ ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Vào năm 2022, Na Uy đã công bố mục tiêu đưa mọi công ty trong danh mục đầu tư của mình đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tiếp theo đó là bỏ phiếu chống lại 61 giám đốc tại 18 công ty vì đã không thực hiện đủ các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khí hậu.

Các ưu tiên bị lung lay?

Trang Quartz chỉ ra, giá dầu cao cũng đang khiến cho các ưu tiên của Oslo bị lung lay .

Na Uy đã ủng hộ mối quan tâm mới của mình đối với việc khai thác nhiên liệu hóa thạch bằng chính sách quốc tế.

Trong báo cáo về biến đổi khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được công bố vào ngày 20/3, Na Uy đã đàm phán để có khoảng trống cho các khoản đầu tư vào dầu khí của mình.

Oslo đã giảm bớt những ngôn từ mạnh mẽ trong báo cáo về việc hạn chế biến đổi khí hậu do con người gây ra. Hành động trên được cho là phù hợp với việc nước này quay lại các dự án khai thác dầu khí ở Biển Bắc.

Chiêu "thao túng tâm lý" của Nga: Tuyên bố cắt giảm sản lượng, dầu Nga vẫn chảy mạnh ra thị trường

Theo Duy Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên