Nước ép trái cây Việt Nam còn nhiều lợi thế từ EVFTA để vào EU
Xác định EU là thị trường xuất khẩu khó tính đối với các mặt hàng nông sản nói chung, nước ép trái cây nói riêng nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có cách tiếp cận thông tin để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình.
- 22-11-2022Các nước châu Á “méo mặt” khi hợp đồng LNG đã bán hết đến năm 2026, cơn khát năng lượng giờ mới thật sự bắt đầu
- 22-11-2022Thế giới đang thiếu hụt trầm trọng kim loại quan trọng này, giá dự báo sẽ tăng mạnh
- 21-11-2022Trung Quốc thử nghiệm mẫu ô tô bay có thể tháo rời đầu tiên trên thế giới
Tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), những năm qua, xuất khẩu trái cây của Việt Nam nói chung và các sản phẩm chế biến sâu từ sản phẩm trái cây, như nước ép, chế phẩm trái cây vào thị trường EU đã và đang có sự khởi sắc.
Đặc biệt, nhận biết tiềm năng của các sản phẩm nước ép trái cây của Việt Nam đối với thị trường toàn cầu cũng như EU còn rất lớn, các doanh nghiệp (DN) trong nước đang tận dụng lợi thế này để đưa sản phẩm xâm nhập, dần tạo được chỗ đứng tốt hơn nữa tại EU nói riêng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.
Sản phẩm dứa qua chế biến sâu của Việt Nam phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Vietnam+)
Nhận định về tiềm năng cho sản phẩm nước ép trái cây Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Linh, Chuyên gia Thương mại điện tử B2B, CEO của Easy Export - Trung tâm cung cấp thông tin và dịch vụ xuất - nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam cho hay, bản thân hoa quả tươi của Việt Nam được nhập khẩu và bày bán tại thị trường EU vẫn còn rất manh mún. Hầu như các sản phẩm trái cây tươi chỉ bán được theo mùa, nên thời gian tồn tại của mặt hàng này ở các siêu thị EU là không lâu (thường chỉ khoảng 3 tháng).
Ông Linh chỉ ra rằng, dù người tiêu dùng EU trong thời điểm chính vụ thích thú được thưởng thức và có được cảm nhận rất tốt về trái cây của Việt Nam, nhưng chỉ cần qua thời điểm mùa vụ, hầu như những sản phẩm này không còn tồn tại trên thị trường EU đã tạo ra sự hụt hẫng rất lớn.
“Người tiêu dùng châu Âu bên cạnh việc sử dụng lượng lớn cà phê còn sử dụng rất nhiều các sản phẩm được chế biến từ trà của Việt Nam. Nhưng các sản phẩm trà được chế biến, có hương vị hoa quả của Việt Nam được nhập khẩu vào EU còn khá rất ít. Nhưng khá đáng buồn là một số sản phẩm trà thảo dược hay trà qua chế biến có mẫu mã sản phẩm rất tệ, dù là trà túi lọc nhưng khi mở sản phẩm ra lại được đóng gói bằng các bao nilon, hình thức rất kém bắt mắt, không đủ hấp dẫn và tinh tế đối với người tiêu dùng EU”, ông Linh nêu thực tế.
Thông tin từ ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) - Chuyên gia Tư vấn phân tích thị trường và khai thác lợi thế từ FTA cho thấy, những năm qua, hơn 30 sản phẩm nước ép trái cây của Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông và Australia… chủ yếu là các loại sản phẩm liên quan đến trái cây vùng nhiệt đới như vải, dứa, chanh, chanh leo, xoài…
“Từ năm 2017 - 2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 19 trong số các quốc gia xuất khẩu nước ép trái cây vào EU. Riêng dung lượng của thị trường EU mà đứng đầu là Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức…chỉ chiếm đến 50% tổng lượng xuất khẩu nước ép của Việt Nam với thị trường toàn cầu.
“Trước đây, các loại nước ép trái cây của Việt Nam có hàm lượng đường cao, nhưng xu hướng hiện nay đang được thay thế bằng các loại nước ép có chất lượng cao, khôngphải cô đặc và là nước ép ướp lạnh với cùi trái cây và nước ép trái cây hỗn hợp với hàm lượng đường thấp”, ông Lăng cho biết.
Thực tế cơ hội đối với sản phẩm nước ép trái cây của Việt Nam tại EU còn rất tiềm năng, song theo ông Lăng, sở dĩ sản phẩm của Việt Nam rất khó bứt phá tại thị trường này là vì xuất phát từ khá nhiều rào cản do EU đưa ra.
“EU không chỉ yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng EU về an toàn thực phẩm, mà còn đánh giá cả hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ vùng nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn nuôi trồng…nên các DN xuất khẩu đương nhiên khó đáp ứng”, ông Lăng nêu.
Để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nước ép trái cây vào EU, ông Nguyễn Ngọc Linh khuyến cáo, các DN cần có chiến thuật để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất từ EU, trong đó cần lưu ý đề cao đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Đặc biệt, các biện pháp phòng vệ thương mại do phía EU đưa ra thường được thông qua theo tiêu chuẩn về nhân quyền và xã hội, môi trường và phát triển bền vững. “Bên cạnh tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm còn được đòi hỏi về việc sử dụng có gây nguy hại cho môi trường hay không, có bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hay không?”, ông Linh nêu.
Quy trình đóng gói sản phẩm hoa quả chế biến xuất khẩu. (Ảnh: Vietnam+)
Tuy nhiên, ông Linh cũng đưa ra một số lợi thế, ví như sở thích và thói quen tiêu dùng của thị trường EU gần như tương đồng với nhau, xã hội EU có trình độ phát triển tương đồng; các giao thương về văn hóa giữa các quốc gia trong khối rất gần nhau, nên các sản phẩm nước ép trái cây Việt Nam chỉ cần đáp ứng được ít nhất 1 thị trường trong khối, sẽ có cơ hội tiếp cận thêm và thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả vào nhiều thị trường khác trong khối.
Đặc biệt, đối với những DN xuất khẩu nước ép khi khó tiếp cận thị trường EU, có thể tiếp cận bằng cách không đưa sản phẩm sang EU theo dạng thương hiệu của Việt Nam mà chuyển sang hình thức ủy thác sản phẩm (OEM) để tiếp cận các DN nước sử tại là các chuỗi siêu thị lớn, để họ sẵn sàng quảng bá và có cách tiếp cận các sản phẩm của Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả./.
VOV